Tả Quân Lê Văn Duyệt (1764-1832)
Ông sinh năm 1764 tại làng Hòa Khánh, tỉnh Định Tường nay là tỉnh Tiền Giang. Ngay từ lúc còn nhỏ ông là người thông minh, lanh lẹ, có sức khỏe hơn người. Năm 1780 ông theo phò Nguyễn Ánh và được phong Thái Giám Nội Đình. Trong suốt thời gian bôn tẩu của Nguyễn Ánh thì ông là người hộ giá đắc lực, có lần ông bị Tây Sơn bắt nhưng đã trốn thoát.
Từ khi vua Quang Trung băng hà thì triều đình Tây Sơn càng suy sụp, thừa cơ đó Nguyễn Ánh đã phản công. Năm 1793 tại thành Diên Khánh, Lê Văn Duyệt đã thắng lớn và được phong Thuộc Nội Vệ Quý.
Năm 1801, ông đánh cửa Thị Nại và tái chiếm Phú Xuân, được tiến chức Thần Sách Quân Chưởng Tả Dinh - Đô Thống Chế Quận Công.
Năm 1802, ông đem quân đánh Bắc Hà và được phong Khâm Sai Chưởng Tả Dinh Bình Tây Tướng Quân.
Năm 1803, 1807, 1812 ông đã bốn lần chiêu dụ các cuộc nổi dậy của các bộ tộc ít người tại Quảng Ngãi.
Năm 1812 được cử làm Tổng Trấn Gia Định thành. Năm 1815 ông được triệu về kinh thành để bàn về việc truyền ngôi vua. Năm 1817 bằng chính sách dụ hàng, ông đã dập tắt được sự nổi dậy của Quách Tất Thúc ở Thanh Hóa.
Năm 1820 được đề cử làm Tổng Trấn Gia Định lần thứ 2 cho đến khi ông qua đời vào năm 1832. Trong những năm làmTổng Trấn ở Gia Định, Tả Quân có nhiều đóng góp cho việc xây dựng và mở mang bờ cỏi Nam bộ như :Ông đè ra chính sách khẩn hoang cho người nghèo, đào kinh Vĩnh Tế phục vụ cho việc quuân sự, giao thông và buôn bán giữa các nườc trong vùng.
Hàng năm vào ngày mùng sáu tháng Giêng, ông đều tổ chức lễ thao dượt quân binh để cũng cố quân đội và thị oai với các nước lân bang. Đến ngày mùng 5 tháng Năm thì Ông làm lễ "Tịch Điền" nhằm khuyên khích dân chúng sản xuất ra nhiều thóc lúa. Những năm ông cầm quyền Gia Định nhà nhà đều an cư lạc nghiệp.
Với những công lao to lớn đó, Ông đã được vua Gia Long ban cho nhiều ân sủng như: Ban cho thanh Thượng Phương Bảo Kiếm có quyền "Tiền Trảm Hậu Tấu " và khi nhập triều được quyền miễn lạy vua.
Vào lúc 2 giờ ngày mùng một tháng tám năm Nhâm Thìn (1832) Ông đã qui tiên, một ngôi sao sáng trên bầu trời đã lịm tắt. Sự ra đi của ông là một niềm tiếc thương vô hạn và một sự tổn thất lớn cho đồng bào Gia Định. Nhưng những năm ông làm Tổng Trấn Gia Định, ông đã tạo sự ghen ghét với vua Minh Mạng, do đó khi ông tạ thế không bao lâu thì Minh Mạng đã tạo ra cuộc nổi loạn Lê Văn Khôi (Khôi là con nuôi ông ) vì lẻ đó mà lăng tẩm của ông đã bị Minh Mạng san bằng năm 1835. Khi vua Tự Đức lên ngôi 1848 đã minh oan cho ông và cho xây lăng tẩm lại.
Tháng 11/1988, lăng Tả Quân (gần chợ Bà Chiểu- quận Bình Thạnh-Tp.HCM- thường được gọi là lăng Ông (Bà Chiểu)) đã được Bộ Văn Hóa công nhận là di tích Lịch Sử - Văn Hóa. Hàng tháng vào ngày mùng một hay rằm đồng bào Nam Bộ thường đến đây để cúng bái ông, đặc biệt là ngày Húy Kỵ (mùng mộn tháng tám - Âm lịch) nhân dân tụ hội về đây rất đông để tưởng nhớ một trong những người có công rất lớn trong việc xây dựng và bảo vệ lãnh thổ phía Nam của Tổ Quốc.
Bổ sung vài chi tiết về ông :
Lê Văn Duyệt, tổ tích nguyên quán ở Bồ Đề, Mộ Đức, Quảng Ngãi. Nội tổ là Ông Lê Văn Hiếu thiên cư và vào miền thôn dã gần Vàm Trà Lọt (sau thuộc làng Hoà Khánh, tỉnh Định Tường). Cha là ông Lê Văn Toại sinh được 4 con trai. Lê Văn Duyệt là con trưởng sinh vào năm Giáp Thân (1764) tại Vàm Trà Lọt. Sau khi ông Lê Văn Hiếu qua đời, đại gia đình cư trú tại vùng Rạch Gầm ở bên rạch ông Hổ, nay thuộc làng Long Hưng (Định Tường)
Lúc mới sinh, Lê Văn Duyệt bị tật ẩn cung (không có bộ máy sinh dục), thân hình ngắn, tính khí thâm trầm, dũng mãnh, sức khỏe khác thường. Ông ít bạn bè lại khôngham học văn mà chỉ chuộng võ. Suốt ngày, ngoài vlệc tập luyện võ nghệ, chỉ lo làm bẩy, làm giỏ bắt chim, đánh cá; đặc biệt say mê thú nuôi gà nòi.
Khi 14, 15 tuổi thường than rằng: "sinh ở đời ly loạn mà không kéo trống, cầm cờ làm đại tướng để lưu công danh sử sách thì không phải là trai".
Năm 1780, Lê Vãn Duyệt được chúa Nguyễn tuyển làm Thái Giám, sau thăng Cai Cơ cai quản hai đội quân thuộc nội thành, có công bảo vệ chúa Nguyễn trên đường phục quốc từ Phú Quốc qua Xiêm La về Sai Côn cho đến ngày đất Đồng Nai thuộc về chúa Nguyễn (1789).
Lê Văn Duyệt thường theo dự chiến trận, cùng các tướng bàn luận việc dụng binh, có nhiều ý kiến xác đáng. Ông thường tâu lên Nguyễn Vương: Sơn tặc (quân Tây Sơn) là quân vô đạo không bao lâu cũng tự diệt mà thôi. Nay ta lấy người nhân mà đánh kẻ bạo, thế như chẻ tre tôi thấy không có gì làm khó"
Nguyễn Vương tỏ ý đẹp lòng. Lê Văn Duyệt bèn xin chiêu mộ binh sĩ theo về cánh Tả quân, phụng mệnh ra đánh Quy nhơn có công tại mặt trận Úc Sơn được thăng làm Thuộc nội vệ úy, thuộc đội Thần Sách quân.
Đầu năm Ất Mão (1795) , đem quân cứu viện Diên Khánh, đưa đại quân qua sông đánh hạ đồn, Lê Văn Duyệt được cải phong Vệ úy Diệu Võ, lại đổi làm Chánh Thống Tả Đồn của đạo quân Thần Sách trấn thủ Diên Khánh thành.
Đầu năm Kỷ Mùi 1799, Lê Văn Duyệt đem quân án ngữ Bình Đê ngăn viện binh Tây Sơn. Quân của Thiếu Phó Trần Quang Diệu và Tư Đồ Võ Văn Dũng khôngtiếp viện được phải lui về Thanh Hảo, Mộ Đức, vì thế thành Qui Nhơn bị hạ. Nguyễn Vương cho đổi Quy nhơn thành là Bình Định thành.
Tháng Chạp năm Kỷ Mùi 1799, thành Bình Định bị quân Tây Sơn vây chặt. Mùa Xuân Canh Thân 1800, Nguyễn Vương cùng Lê Văn Duyệt đem binh ra cứu viện Quy Nhơn, dùng hỏa công đánh tan thuỷ quân Tây Sơn tại cừa Thị Nại.
Sau chiến thắng Thị Nại, Nguyễn Vương theo lời khuyên của Lê Văn Duyệt y theo kế của Võ Tánh ra đánh Phú Xuân. Lê Văn Duỵệt và Lê Chất điều khiển thủy quân tiền phong cả thắng, bắt được Phò Mã Trị và hơn 500 tù binh và do cửa Thuận An thẳng tiến đến kinh thành Huế. Sáng ngày 3 tháng 5, Tân Dậu 1801, Vua Cảnh Thịnh Nguyễn Quang Toản của Tây Sơn rời Phú Xuân chạy a Bắc Hà . Vào chiều cùng ngày, chúa Nguyễn Phúc Ánh bước lên bờ sông Hương sau 6 năm lưu lạc.
Sau đó. Lê Vãn Duyệt được vua đặc biệt ban thưởng một chiếc trống trận và cờ trận để tăng uy điều khiển ba quân cùng Lê Chất, Tống Viết Phước đâ phá quân Tây Sơn, từ cửa biển Mỹ ý tấn công bất thần, đại thắng quân Tây Son tiến và ra Bình Định khắc phục được thành này năm 1802.
Lê Văn Duyệt được phong tước Quận Công tháng 5 năm Nhâm Tuất. Lại được thăng Khâm Sai Chưởng Ta quân dinh Bình Tây Tướng Quân cùng Lê Chất tiền phong đánh Bắc Hà đến tháng 10 thì thâu phục được thành và đổi tên là Bắc Thành rồi ban sư.
Từ năm 1803 đến 1808, Lê Văn Duyệt 3 lần lãnh sứ mạng dẹp giặc Thượng H'Re, có lần đóng quân tại Trà Khúc.
Năm Gia Long thứ 11 (1812), Lê Văn Duyệt vâng chỉ vào tuần vãng Quảng Ngãi, sau đó được vua triệu về lãnh chức Tổng Trấn Gia Định giao tùy nghi giải quyết vụ Xiêm La và Chân Lạp.
Năm 1813, Lê Văn Duyệt dẫn 13.000 quân theo đường biển đưa vua Chân Lạp Nặc Ông về cố đô La Bích, sai quân đắp dùm vua Chân Lạp kinh thành Nam Vang vừng chắc để phòng thủ. Sau khi an định, Lê Văn Duyệt lưu Nguyễn Văn Thoại thống lĩnh 1.000 quân ở lại giúp vua Chân lạp.
Năm 1815, Lê Văn Duyệt phụng chỉ về triều lãnh sứ mạng - dẹp giặc Thượng H'Re lần thứ tư. Sau khi bình định ông cho đắp trường lũy chạy dài suốt từ huyện Hà Đông (Tam Kỳ qua Quảng Ngãi đến Bồng Sơn (Bình Định). Sau đó cùng Lễ Bộ Thượng Thư Phạm Đăng Hưng đồng thọ Cổ Mạng (Di Chiếu của vua) ủy cho ông gồm coi 5 đạo quân cơ thuộc đạo Thần Sách quân.
Năm Minh Mạng nguyên niên (1820), Lê Văn Duyệt lại phụng mạng lãnh chức Gia Định Tổng Trấn dẹp giặc yên Cao Miên. Lấy cớ bảo hộ Cao Miên và đề phòng sự xâm lấn của Xiêm La, ông cho sửa đắp con đường từ Sai Gòn lên Gò Dầu, Tây Ninh cho lục quân dễ dàng di chuyển đến biên giới Xiêm La; đường biển thì cho đào kinh Vĩnh Tế từ Châu đốc qua Hà Tiên để thùy quân để dàng vận chuyển. Dự định đánh Xiêm la chưa thành thì ông lâm trọng bệnh phải đem quân trở về Gia Định.
Năm 1824 và 1831, ông đã hai lần dâng sớ xin từ chức nhưng vua Minh Mạng không nhận lời. Cho đến đêm 30 tháng 7 Nhâm Thìn (1832) ông từ trần tại Trấn thành hưởng thọ 69 tuổi
Là một người có đại công với nhà Nguyễn nhưng lúc nào ông cũng một lòng cương trực liêm chính, trung thành đặt quyền lợi đất nước lên trên tất cả Đã có lần ông xử tử Huỳnh Văn Lý, phó Tổng Trấn thành Gia Định về tội tham tàn, sách nhiễu dân chúng, mặc dầu Lý có con gái là sũng phi của vua Minh Mạng.
Ông cũng là một nhà ngoại giao tài ba giúp Cao Miên, Ai Lao không bị quân Xiêm La thôn tính. Ông cũng được sự nễ phục của những người Anh Cát Lợi và Mỹ đầu tiên đặt chân đến Việt Nam.
Lăng của ông đặt tại quận Bình Thạnh, Tp.Hồ Chí Minh và đó là nơi được nhiều người đến hành lễ hàng năm vào dịp đầu xuân.
(sưu tầm)
Ông sinh năm 1764 tại làng Hòa Khánh, tỉnh Định Tường nay là tỉnh Tiền Giang. Ngay từ lúc còn nhỏ ông là người thông minh, lanh lẹ, có sức khỏe hơn người. Năm 1780 ông theo phò Nguyễn Ánh và được phong Thái Giám Nội Đình. Trong suốt thời gian bôn tẩu của Nguyễn Ánh thì ông là người hộ giá đắc lực, có lần ông bị Tây Sơn bắt nhưng đã trốn thoát.
Từ khi vua Quang Trung băng hà thì triều đình Tây Sơn càng suy sụp, thừa cơ đó Nguyễn Ánh đã phản công. Năm 1793 tại thành Diên Khánh, Lê Văn Duyệt đã thắng lớn và được phong Thuộc Nội Vệ Quý.
Năm 1801, ông đánh cửa Thị Nại và tái chiếm Phú Xuân, được tiến chức Thần Sách Quân Chưởng Tả Dinh - Đô Thống Chế Quận Công.
Năm 1802, ông đem quân đánh Bắc Hà và được phong Khâm Sai Chưởng Tả Dinh Bình Tây Tướng Quân.
Năm 1803, 1807, 1812 ông đã bốn lần chiêu dụ các cuộc nổi dậy của các bộ tộc ít người tại Quảng Ngãi.
Năm 1812 được cử làm Tổng Trấn Gia Định thành. Năm 1815 ông được triệu về kinh thành để bàn về việc truyền ngôi vua. Năm 1817 bằng chính sách dụ hàng, ông đã dập tắt được sự nổi dậy của Quách Tất Thúc ở Thanh Hóa.
Năm 1820 được đề cử làm Tổng Trấn Gia Định lần thứ 2 cho đến khi ông qua đời vào năm 1832. Trong những năm làmTổng Trấn ở Gia Định, Tả Quân có nhiều đóng góp cho việc xây dựng và mở mang bờ cỏi Nam bộ như :Ông đè ra chính sách khẩn hoang cho người nghèo, đào kinh Vĩnh Tế phục vụ cho việc quuân sự, giao thông và buôn bán giữa các nườc trong vùng.
Hàng năm vào ngày mùng sáu tháng Giêng, ông đều tổ chức lễ thao dượt quân binh để cũng cố quân đội và thị oai với các nước lân bang. Đến ngày mùng 5 tháng Năm thì Ông làm lễ "Tịch Điền" nhằm khuyên khích dân chúng sản xuất ra nhiều thóc lúa. Những năm ông cầm quyền Gia Định nhà nhà đều an cư lạc nghiệp.
Với những công lao to lớn đó, Ông đã được vua Gia Long ban cho nhiều ân sủng như: Ban cho thanh Thượng Phương Bảo Kiếm có quyền "Tiền Trảm Hậu Tấu " và khi nhập triều được quyền miễn lạy vua.
Vào lúc 2 giờ ngày mùng một tháng tám năm Nhâm Thìn (1832) Ông đã qui tiên, một ngôi sao sáng trên bầu trời đã lịm tắt. Sự ra đi của ông là một niềm tiếc thương vô hạn và một sự tổn thất lớn cho đồng bào Gia Định. Nhưng những năm ông làm Tổng Trấn Gia Định, ông đã tạo sự ghen ghét với vua Minh Mạng, do đó khi ông tạ thế không bao lâu thì Minh Mạng đã tạo ra cuộc nổi loạn Lê Văn Khôi (Khôi là con nuôi ông ) vì lẻ đó mà lăng tẩm của ông đã bị Minh Mạng san bằng năm 1835. Khi vua Tự Đức lên ngôi 1848 đã minh oan cho ông và cho xây lăng tẩm lại.
Tháng 11/1988, lăng Tả Quân (gần chợ Bà Chiểu- quận Bình Thạnh-Tp.HCM- thường được gọi là lăng Ông (Bà Chiểu)) đã được Bộ Văn Hóa công nhận là di tích Lịch Sử - Văn Hóa. Hàng tháng vào ngày mùng một hay rằm đồng bào Nam Bộ thường đến đây để cúng bái ông, đặc biệt là ngày Húy Kỵ (mùng mộn tháng tám - Âm lịch) nhân dân tụ hội về đây rất đông để tưởng nhớ một trong những người có công rất lớn trong việc xây dựng và bảo vệ lãnh thổ phía Nam của Tổ Quốc.
Bổ sung vài chi tiết về ông :
Lê Văn Duyệt, tổ tích nguyên quán ở Bồ Đề, Mộ Đức, Quảng Ngãi. Nội tổ là Ông Lê Văn Hiếu thiên cư và vào miền thôn dã gần Vàm Trà Lọt (sau thuộc làng Hoà Khánh, tỉnh Định Tường). Cha là ông Lê Văn Toại sinh được 4 con trai. Lê Văn Duyệt là con trưởng sinh vào năm Giáp Thân (1764) tại Vàm Trà Lọt. Sau khi ông Lê Văn Hiếu qua đời, đại gia đình cư trú tại vùng Rạch Gầm ở bên rạch ông Hổ, nay thuộc làng Long Hưng (Định Tường)
Lúc mới sinh, Lê Văn Duyệt bị tật ẩn cung (không có bộ máy sinh dục), thân hình ngắn, tính khí thâm trầm, dũng mãnh, sức khỏe khác thường. Ông ít bạn bè lại khôngham học văn mà chỉ chuộng võ. Suốt ngày, ngoài vlệc tập luyện võ nghệ, chỉ lo làm bẩy, làm giỏ bắt chim, đánh cá; đặc biệt say mê thú nuôi gà nòi.
Khi 14, 15 tuổi thường than rằng: "sinh ở đời ly loạn mà không kéo trống, cầm cờ làm đại tướng để lưu công danh sử sách thì không phải là trai".
Năm 1780, Lê Vãn Duyệt được chúa Nguyễn tuyển làm Thái Giám, sau thăng Cai Cơ cai quản hai đội quân thuộc nội thành, có công bảo vệ chúa Nguyễn trên đường phục quốc từ Phú Quốc qua Xiêm La về Sai Côn cho đến ngày đất Đồng Nai thuộc về chúa Nguyễn (1789).
Lê Văn Duyệt thường theo dự chiến trận, cùng các tướng bàn luận việc dụng binh, có nhiều ý kiến xác đáng. Ông thường tâu lên Nguyễn Vương: Sơn tặc (quân Tây Sơn) là quân vô đạo không bao lâu cũng tự diệt mà thôi. Nay ta lấy người nhân mà đánh kẻ bạo, thế như chẻ tre tôi thấy không có gì làm khó"
Nguyễn Vương tỏ ý đẹp lòng. Lê Văn Duyệt bèn xin chiêu mộ binh sĩ theo về cánh Tả quân, phụng mệnh ra đánh Quy nhơn có công tại mặt trận Úc Sơn được thăng làm Thuộc nội vệ úy, thuộc đội Thần Sách quân.
Đầu năm Ất Mão (1795) , đem quân cứu viện Diên Khánh, đưa đại quân qua sông đánh hạ đồn, Lê Văn Duyệt được cải phong Vệ úy Diệu Võ, lại đổi làm Chánh Thống Tả Đồn của đạo quân Thần Sách trấn thủ Diên Khánh thành.
Đầu năm Kỷ Mùi 1799, Lê Văn Duyệt đem quân án ngữ Bình Đê ngăn viện binh Tây Sơn. Quân của Thiếu Phó Trần Quang Diệu và Tư Đồ Võ Văn Dũng khôngtiếp viện được phải lui về Thanh Hảo, Mộ Đức, vì thế thành Qui Nhơn bị hạ. Nguyễn Vương cho đổi Quy nhơn thành là Bình Định thành.
Tháng Chạp năm Kỷ Mùi 1799, thành Bình Định bị quân Tây Sơn vây chặt. Mùa Xuân Canh Thân 1800, Nguyễn Vương cùng Lê Văn Duyệt đem binh ra cứu viện Quy Nhơn, dùng hỏa công đánh tan thuỷ quân Tây Sơn tại cừa Thị Nại.
Sau chiến thắng Thị Nại, Nguyễn Vương theo lời khuyên của Lê Văn Duyệt y theo kế của Võ Tánh ra đánh Phú Xuân. Lê Văn Duỵệt và Lê Chất điều khiển thủy quân tiền phong cả thắng, bắt được Phò Mã Trị và hơn 500 tù binh và do cửa Thuận An thẳng tiến đến kinh thành Huế. Sáng ngày 3 tháng 5, Tân Dậu 1801, Vua Cảnh Thịnh Nguyễn Quang Toản của Tây Sơn rời Phú Xuân chạy a Bắc Hà . Vào chiều cùng ngày, chúa Nguyễn Phúc Ánh bước lên bờ sông Hương sau 6 năm lưu lạc.
Sau đó. Lê Vãn Duyệt được vua đặc biệt ban thưởng một chiếc trống trận và cờ trận để tăng uy điều khiển ba quân cùng Lê Chất, Tống Viết Phước đâ phá quân Tây Sơn, từ cửa biển Mỹ ý tấn công bất thần, đại thắng quân Tây Son tiến và ra Bình Định khắc phục được thành này năm 1802.
Lê Văn Duyệt được phong tước Quận Công tháng 5 năm Nhâm Tuất. Lại được thăng Khâm Sai Chưởng Ta quân dinh Bình Tây Tướng Quân cùng Lê Chất tiền phong đánh Bắc Hà đến tháng 10 thì thâu phục được thành và đổi tên là Bắc Thành rồi ban sư.
Từ năm 1803 đến 1808, Lê Văn Duyệt 3 lần lãnh sứ mạng dẹp giặc Thượng H'Re, có lần đóng quân tại Trà Khúc.
Năm Gia Long thứ 11 (1812), Lê Văn Duyệt vâng chỉ vào tuần vãng Quảng Ngãi, sau đó được vua triệu về lãnh chức Tổng Trấn Gia Định giao tùy nghi giải quyết vụ Xiêm La và Chân Lạp.
Năm 1813, Lê Văn Duyệt dẫn 13.000 quân theo đường biển đưa vua Chân Lạp Nặc Ông về cố đô La Bích, sai quân đắp dùm vua Chân Lạp kinh thành Nam Vang vừng chắc để phòng thủ. Sau khi an định, Lê Văn Duyệt lưu Nguyễn Văn Thoại thống lĩnh 1.000 quân ở lại giúp vua Chân lạp.
Năm 1815, Lê Văn Duyệt phụng chỉ về triều lãnh sứ mạng - dẹp giặc Thượng H'Re lần thứ tư. Sau khi bình định ông cho đắp trường lũy chạy dài suốt từ huyện Hà Đông (Tam Kỳ qua Quảng Ngãi đến Bồng Sơn (Bình Định). Sau đó cùng Lễ Bộ Thượng Thư Phạm Đăng Hưng đồng thọ Cổ Mạng (Di Chiếu của vua) ủy cho ông gồm coi 5 đạo quân cơ thuộc đạo Thần Sách quân.
Năm Minh Mạng nguyên niên (1820), Lê Văn Duyệt lại phụng mạng lãnh chức Gia Định Tổng Trấn dẹp giặc yên Cao Miên. Lấy cớ bảo hộ Cao Miên và đề phòng sự xâm lấn của Xiêm La, ông cho sửa đắp con đường từ Sai Gòn lên Gò Dầu, Tây Ninh cho lục quân dễ dàng di chuyển đến biên giới Xiêm La; đường biển thì cho đào kinh Vĩnh Tế từ Châu đốc qua Hà Tiên để thùy quân để dàng vận chuyển. Dự định đánh Xiêm la chưa thành thì ông lâm trọng bệnh phải đem quân trở về Gia Định.
Năm 1824 và 1831, ông đã hai lần dâng sớ xin từ chức nhưng vua Minh Mạng không nhận lời. Cho đến đêm 30 tháng 7 Nhâm Thìn (1832) ông từ trần tại Trấn thành hưởng thọ 69 tuổi
Là một người có đại công với nhà Nguyễn nhưng lúc nào ông cũng một lòng cương trực liêm chính, trung thành đặt quyền lợi đất nước lên trên tất cả Đã có lần ông xử tử Huỳnh Văn Lý, phó Tổng Trấn thành Gia Định về tội tham tàn, sách nhiễu dân chúng, mặc dầu Lý có con gái là sũng phi của vua Minh Mạng.
Ông cũng là một nhà ngoại giao tài ba giúp Cao Miên, Ai Lao không bị quân Xiêm La thôn tính. Ông cũng được sự nễ phục của những người Anh Cát Lợi và Mỹ đầu tiên đặt chân đến Việt Nam.
Lăng của ông đặt tại quận Bình Thạnh, Tp.Hồ Chí Minh và đó là nơi được nhiều người đến hành lễ hàng năm vào dịp đầu xuân.
(sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Cảm ơn bạn đã ghé thăm trang Những điều nhỏ bé, rất hân hạnh được đọc những lời chia sẻ chân tình của bạn. Chúc bạn luôn thành đạt và hạnh phúc trong cuộc sống.