Ông vốn họ Ngô, tên là Tuấn, người ở làng An Xá, huyện Quảng Đức (Cơ Xá, Gia Lâm - Hà Nội), con của Sùng Tiết Tướng Ngô An Ngữ. Về sau, ông theo gia đình sang ngụ ở phường Thái Hòa (Hà Nội).
Bình sinh là người khôi ngô tuấn tú, thông minh, nhanh nhẹn. Người có chí khí, thích nghề võ.
Hàng ngày, Ngô Tuấn thường luyện cung kiếm bày trận đồ, đêm chong đèn đọc binh pháp. Ông chóng thành tài và liên tiếp được thăng chức.
Năm 20 tuổi, Ngô Tuấn được đưa vào làm hoạn quan trong cung vua, 22 tuổi giữ chức "Hoàng môn chi hậu" trong quân túc vệ... Khi vua Lý Thánh Tông lên ngôi, Ngô Tuấn được rời khỏi những chức vụ trong nội cung và đưa ra giúp việc nhà vua tại triều đình. Ông được phong là Thái bảo, cầm "tiết việt", đi thanh tra các quan ở vùng Thanh - Nghệ.
Năm 1069 Thánh Tông đi đánh Champa để yên mặt phía nam. Ông được cử làm tướng tiên phong, lập công lớn, vua phong Phụ quốc Thái úy, tước Khai quốc công và ban cho họ Lý (do đó có tên Lý Thường Kiệt).
Lúc bấy giờ ở Trung Hoa, nhà Tống gặp nhiều rối ren, Tể tướng Vương An Thạch đưa ra nhiều cải cách nhưng không có kết quả. Vua tôi nhà Tống mong tìm lối thoát bằng cách xâm lược Đại Việt. Khi nhà Tống chuẩn bị xâm lược nước Việt, lúc hội đàm với các đại thần, ông là người đầu tiên trong lịch sử dân tộc dám đề ra: "Ngồi yên đợi giặc sao bằng đem quân đánh trước để chặn các mũi nhọn của giặc". Đó là cơ sở của chiến lược "Tiên phát chế nhân" (ra tay trước, chế ngự địch). Ông nhìn xa trông rộng, lập lại khối đoàn kết trong triều, đề nghị Linh Nhân Thái hậu cho gọi Lý Đạo Thành về trao chức Thái phó, cùng bàn việc giữ nước. Bên trong giữ yên nội trị chuẩn bị kháng chiến chống ngoại bang.
Năm 1075 ông đem 10 vạn quân chia làm hai đạo đánh sang đất nhà Tống. Đạo quân thứ nhất do phó tướng Tôn Đản chỉ huy, gồm quân của các vùng dân tộc do Thân Cảnh Phúc, Vi Thư An, Hoàng Kim Mãn... dẫn đầu, đánh thẳng vào thành Ung Châu (Nam Ninh - Trung Quốc) theo đường bộ. Đạo quân thứ hai do ông trực tiếp chỉ huy, theo đường biển đổ bộ vào Châu Khâm, Châu Liêm (Quảng Đông). Vào đất Tống, ông viết "Phạt Tống lộ bố văn" nói rõ lý do cuộc hành quân của mình là đập tan sự chuẩn bị xâm lược của nhà Tống và giúp nhân dân Hoa Nam thoát khỏi cảnh lầm than do Vương An Thạch cùng triều đình nhà Tống gây ra. Ông cũng ra lệnh cho quân không được động tới "cái kim sợi chỉ" của dân. Nhờ đó, quân ông đi đến đâu, quân Tống bị đánh tan đến đấy. Nhân dân Hoa Nam gọi ông là "cha họ Lý". Quân Việt tiến vào thành Ung Châu và sau một thời gian vây hãm đã hạ được thành. Thấy cuộc hành quân đã đạt kết quả, ông hạ lệnh rút quân về, chuẩn bị chống giặc.
Năm 1077, 30 vạn quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy tràn sang Việt Nam ta. Ông cho lập phòng tuyến sông Như Nguyệt (sông Cầu) để chặn giặc rồi cho thủy quân đánh bại giặc ở vùng biển Quảng Ninh. Quân bộ của Quách Quỳ đánh đến sông Như Nguyệt bị chặn đứng. Nhiều trận chiến đấu quyết liệt xảy ra. Giặc Tống không sao vượt được phòng tuyến Như Nguyệt, đành đóng trại chờ viện binh. Đang đêm, Lý Thường Kiệt cho người vào đền thờ Trương Hống, Trương Hát ở phía nam bờ sông Như Nguyệt, giả làm thần đọc vang bài thơ, sau này được coi như "Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên" của Việt Nam:
Nhờ thế tinh thần binh sĩ thêm hăng hái.
Thời cơ đến, ông tổ chức một trận quyết chiến, vượt sông đánh vào trại của giặc. Hơn một nửa số quân giặc bị tiêu diệt. Tiếp đó, ông cho người sang nghị hòa, mở đường thoát cho giặc: Quách Quỳ đồng ý và vội vã rút quân về. Quân Việt bám sát giặc và chiếm lại những vùng đất đã mất. Sau chiến thắng, Lý Thường Kiệt lo việc nội trị, tu bổ đê điều, đường sá, sửa đổi bộ máy hành chính trong cả nước. Vua Lý nhận ông làm em nuôi và cử ông trông coi châu ái.
Những năm cuối đời, ông còn cầm quân đi đánh Lý Giác ở Diễn Châu (1103), dẹp giặc Chiêm quấy nhiễu ở Bố Chính (1104), tổ chức lại bộ máy quân đội, duyệt đổi các đơn vị từ cấm binh đến dân binh.
Với công lao hiển hách của mình, Lý Thường Kiệt từng được cả triều đình nhà Lý quý trọng. Ngay lúc ông còn sống, Lý Nhân Tông đã cho làm bài hát để tán dương công trạng. Ông được lịch sử ghi nhận là anh hùng kiệt xuất, một con người hiến dâng cả tâm hồn sức lực cho sự nghiệp độc lập của Tổ quốc ở buổi đầu thời tự chủ. Tài năng quân sự kiệt xuất của ông làm kẻ thù khiếp phục.
Theo Lê Quý Đôn, chính sử Tống phải thừa nhận: binh pháp "đánh đâu thắng đấy" của nhà Lý đã được Sái Diên Khánh nhà Tống mô phỏng và được Tống Thần Tông "cho là phải".
Lý Thường Kiệt đã có công đánh thắng nhà Tống, lại có công bình Chiêm. Tháng 6 năm ất Dậu (1105), Ðôn Quốc Thái uý Lý Thường Kiệt mất, thọ 87 tuổi, nhà Vua truy tặng chức; nhập nội điện đô tri hiển hiệu thái uý bình chương quân quốc trọng sự, tước Việt quốc công.
(sưu tầm)
Bình sinh là người khôi ngô tuấn tú, thông minh, nhanh nhẹn. Người có chí khí, thích nghề võ.
Hàng ngày, Ngô Tuấn thường luyện cung kiếm bày trận đồ, đêm chong đèn đọc binh pháp. Ông chóng thành tài và liên tiếp được thăng chức.
Năm 20 tuổi, Ngô Tuấn được đưa vào làm hoạn quan trong cung vua, 22 tuổi giữ chức "Hoàng môn chi hậu" trong quân túc vệ... Khi vua Lý Thánh Tông lên ngôi, Ngô Tuấn được rời khỏi những chức vụ trong nội cung và đưa ra giúp việc nhà vua tại triều đình. Ông được phong là Thái bảo, cầm "tiết việt", đi thanh tra các quan ở vùng Thanh - Nghệ.
Năm 1069 Thánh Tông đi đánh Champa để yên mặt phía nam. Ông được cử làm tướng tiên phong, lập công lớn, vua phong Phụ quốc Thái úy, tước Khai quốc công và ban cho họ Lý (do đó có tên Lý Thường Kiệt).
Lúc bấy giờ ở Trung Hoa, nhà Tống gặp nhiều rối ren, Tể tướng Vương An Thạch đưa ra nhiều cải cách nhưng không có kết quả. Vua tôi nhà Tống mong tìm lối thoát bằng cách xâm lược Đại Việt. Khi nhà Tống chuẩn bị xâm lược nước Việt, lúc hội đàm với các đại thần, ông là người đầu tiên trong lịch sử dân tộc dám đề ra: "Ngồi yên đợi giặc sao bằng đem quân đánh trước để chặn các mũi nhọn của giặc". Đó là cơ sở của chiến lược "Tiên phát chế nhân" (ra tay trước, chế ngự địch). Ông nhìn xa trông rộng, lập lại khối đoàn kết trong triều, đề nghị Linh Nhân Thái hậu cho gọi Lý Đạo Thành về trao chức Thái phó, cùng bàn việc giữ nước. Bên trong giữ yên nội trị chuẩn bị kháng chiến chống ngoại bang.
Năm 1075 ông đem 10 vạn quân chia làm hai đạo đánh sang đất nhà Tống. Đạo quân thứ nhất do phó tướng Tôn Đản chỉ huy, gồm quân của các vùng dân tộc do Thân Cảnh Phúc, Vi Thư An, Hoàng Kim Mãn... dẫn đầu, đánh thẳng vào thành Ung Châu (Nam Ninh - Trung Quốc) theo đường bộ. Đạo quân thứ hai do ông trực tiếp chỉ huy, theo đường biển đổ bộ vào Châu Khâm, Châu Liêm (Quảng Đông). Vào đất Tống, ông viết "Phạt Tống lộ bố văn" nói rõ lý do cuộc hành quân của mình là đập tan sự chuẩn bị xâm lược của nhà Tống và giúp nhân dân Hoa Nam thoát khỏi cảnh lầm than do Vương An Thạch cùng triều đình nhà Tống gây ra. Ông cũng ra lệnh cho quân không được động tới "cái kim sợi chỉ" của dân. Nhờ đó, quân ông đi đến đâu, quân Tống bị đánh tan đến đấy. Nhân dân Hoa Nam gọi ông là "cha họ Lý". Quân Việt tiến vào thành Ung Châu và sau một thời gian vây hãm đã hạ được thành. Thấy cuộc hành quân đã đạt kết quả, ông hạ lệnh rút quân về, chuẩn bị chống giặc.
Năm 1077, 30 vạn quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy tràn sang Việt Nam ta. Ông cho lập phòng tuyến sông Như Nguyệt (sông Cầu) để chặn giặc rồi cho thủy quân đánh bại giặc ở vùng biển Quảng Ninh. Quân bộ của Quách Quỳ đánh đến sông Như Nguyệt bị chặn đứng. Nhiều trận chiến đấu quyết liệt xảy ra. Giặc Tống không sao vượt được phòng tuyến Như Nguyệt, đành đóng trại chờ viện binh. Đang đêm, Lý Thường Kiệt cho người vào đền thờ Trương Hống, Trương Hát ở phía nam bờ sông Như Nguyệt, giả làm thần đọc vang bài thơ, sau này được coi như "Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên" của Việt Nam:
"Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư"
(Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận tại sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời).
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư"
(Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận tại sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời).
Nhờ thế tinh thần binh sĩ thêm hăng hái.
Thời cơ đến, ông tổ chức một trận quyết chiến, vượt sông đánh vào trại của giặc. Hơn một nửa số quân giặc bị tiêu diệt. Tiếp đó, ông cho người sang nghị hòa, mở đường thoát cho giặc: Quách Quỳ đồng ý và vội vã rút quân về. Quân Việt bám sát giặc và chiếm lại những vùng đất đã mất. Sau chiến thắng, Lý Thường Kiệt lo việc nội trị, tu bổ đê điều, đường sá, sửa đổi bộ máy hành chính trong cả nước. Vua Lý nhận ông làm em nuôi và cử ông trông coi châu ái.
Những năm cuối đời, ông còn cầm quân đi đánh Lý Giác ở Diễn Châu (1103), dẹp giặc Chiêm quấy nhiễu ở Bố Chính (1104), tổ chức lại bộ máy quân đội, duyệt đổi các đơn vị từ cấm binh đến dân binh.
Với công lao hiển hách của mình, Lý Thường Kiệt từng được cả triều đình nhà Lý quý trọng. Ngay lúc ông còn sống, Lý Nhân Tông đã cho làm bài hát để tán dương công trạng. Ông được lịch sử ghi nhận là anh hùng kiệt xuất, một con người hiến dâng cả tâm hồn sức lực cho sự nghiệp độc lập của Tổ quốc ở buổi đầu thời tự chủ. Tài năng quân sự kiệt xuất của ông làm kẻ thù khiếp phục.
Theo Lê Quý Đôn, chính sử Tống phải thừa nhận: binh pháp "đánh đâu thắng đấy" của nhà Lý đã được Sái Diên Khánh nhà Tống mô phỏng và được Tống Thần Tông "cho là phải".
Lý Thường Kiệt đã có công đánh thắng nhà Tống, lại có công bình Chiêm. Tháng 6 năm ất Dậu (1105), Ðôn Quốc Thái uý Lý Thường Kiệt mất, thọ 87 tuổi, nhà Vua truy tặng chức; nhập nội điện đô tri hiển hiệu thái uý bình chương quân quốc trọng sự, tước Việt quốc công.
(sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Cảm ơn bạn đã ghé thăm trang Những điều nhỏ bé, rất hân hạnh được đọc những lời chia sẻ chân tình của bạn. Chúc bạn luôn thành đạt và hạnh phúc trong cuộc sống.