Nguyễn Cư Trinh sinh năm 1716 tại làng An Hòa, huyện Hương Trà, Thừa Thiên. Viễn tổ là Trịnh Cam, gốc người Can Lộc (Hà Tĩnh), từng làm quan dưới triều Lê đến chức Binh bộ Thượng Thư. Khi họ Mạc cướp ngôi nhà Lê, Trịnh Cam lánh vào Thanh Hóa chiêu mộ nghĩa quân giúp nhà Lê, việc chưa thành thì qua đời.
Ông Đăng Đệ thuộc đời thứ bảy là thân sinh Nguyễn Cư Trinh, vốn nổi tiếng về tài văn chương, thi đỗ sinh đồ, làm Tri huyện Minh Linh, được Minh Vương (Quốc chúa) mến tài cho hưởng quốc tính (được mang họ Nguyễn). Là con út trong gia đình có truyền thống văn học, ngay từ nhỏ Nguyễn Cư Trinh đã nổi tiếng hay chữ. Năm 1740, ông thi đỗ Hương cống, được bổ làm Tri phủ Triệu Phong (Quảng Trị), rối trải qua các chức Tuần vũ Quảng Nam, Ký lục Bố Chánh (Quảng Bình), sau đến Lại bộ Kiểm Tào vận sứ, tước Nghi biểu hầu. Ông chẳng những giỏi thi văn mà còn có nhiều mưu lược, quyết đoán và tài quân sự...được nhiều đời chúa Nguyễn trọng dụng. Nguyễn Cư Trinh còn là một bậc trung thần chính trực, gặp điều trái là nói ngay, không nể nang, sợ sệt.
Thời Võ Vương (Nguyễn Phước Khoát 1738-1765), phía tây Quảng Ngãi thường bị giặc quấy phá, đời sống nhân dân bất ổn. Chúa Nguyễn sai Nguyễn Cư Trinh đến làm Tuần Phủ để trừ giặc an dân. Để khích lệ tinh thần, ông làm tập thơ Nôm tên Vãi Vải, cho phổ biến rộng rãi. Nhân dân địa phương cùng binh sĩ hăng hái lập đồn điền, tăng gia sản xuất và canh phòng cẩn mật các nơi xung yếu, thực hiện chính sách kinh tế quốc phòng toàn diện. Trước sức mạnh đó, bọn giặc cướp không làm gì được chỉ còn nước kéo nhau ra hàng. Ông không giam cầm mà tha chúng về tạo điều kiện làm ăn sinh sống. Tin dẹp yên được giặc mà không hao tổn binh tướng làm chúa rất vui mừng.
Thấy dân vì nạn binh đao, thời tiết khắc nghiệt đời sống khốn khổ, mùa đông năm Tân Mùi (1751), ông dâng sớ nói về tình trạng khốn khổ của dân gian, xin chúa Nguyễn thay đổi cách cai trị cho dân nhờ. Nội dung tờ sớ còn ghi lại trong Đại Nam thực lục tiền biên như sau:
" Dân là gốc của nước , gốc không bền vững thì nước không yên, nếu ngày thường không gia ân để buộc lòng dân, thì khi có việc xảy ra, còn mong chờ vào đâu. Thiết tưởng chốn dân gia tích tệ đã quá, nếu triều đình cứ yên gia theo lối cũ, không tùy thời mà thêm bớt kỷ cương, thì một xứ còn không trị nổi phương chi một nước. Hiện bây giờ tệ chính có ba: một là cấp binh, hai là nuôi voi, ba là nộp án, còn biết bao nhiêu những tệ kể sao cho siết".
Ông lại trình thêm bốn tệ nạn nữa:
Không thấy chúa Nguyễn trả lời, ông liền dâng tấu sớ xin từ chức về quê. Đến mùa xuân năm Quí Dậu (1753), tức là gần hai năm sau, chúa Võ Vương Nguyễn Phước Khoát mới triệu ông về kinh giao cho giữ chức Ký lục Bố Chánh dinh.
Trong sử cũ không thấy ghi chúa Nguyễn có thuận theo lời tấu của ông hay không. Nhưng chắc là có, nếu không Nguyễn Cư Trinh không trở lại nhận chức. Cho hay ngày xưa, không phải ông quan nào cùng cúc cung tận tụy vua chúa theo nghĩa "quân xử thần tử, thần bất tử bất trung" để được thăng quan tiến chức, hưởng thụ bổng lộc triều đình, những người như Nguyễn Cư Trinh cũng không phải là nhiều. Vinh hoa, phú quí không thay đổi được quan niệm làm quan của ông. Làm quan là phục vụ lo cho dân, cho nước, chớ không để bóc lột, ức hiếp dân. Còn chúa Võ Vương Nguyễn Phước Khoát, một con người mà sử gia Lê Quí Đôn có nhận xét: "Là người thông minh, cương nghị, tham lam, tàn nhẫn, nhiều dục vọng, ưng việc gì thì quyết làm cho kỳ được", nhưng lại là người biết lắng nghe kẻ dưới trướng. Phàm các bậc vua chúa ngày xưa, đều có quanh mình ít nhiều quân sư, mưu sĩ. Lịch sử cho thấy, có vị làm nên việc lớn ích nước lợi dân để tiếng thơm muôn thuở, nhờ biết để tâm đến lời nói chân chính, ngược lại cũng không ít kẻ thân bại danh liệt vì thích nghe lời sàm tấu của người có tâm địa xấu xa.
(sưu tầm)
Ông Đăng Đệ thuộc đời thứ bảy là thân sinh Nguyễn Cư Trinh, vốn nổi tiếng về tài văn chương, thi đỗ sinh đồ, làm Tri huyện Minh Linh, được Minh Vương (Quốc chúa) mến tài cho hưởng quốc tính (được mang họ Nguyễn). Là con út trong gia đình có truyền thống văn học, ngay từ nhỏ Nguyễn Cư Trinh đã nổi tiếng hay chữ. Năm 1740, ông thi đỗ Hương cống, được bổ làm Tri phủ Triệu Phong (Quảng Trị), rối trải qua các chức Tuần vũ Quảng Nam, Ký lục Bố Chánh (Quảng Bình), sau đến Lại bộ Kiểm Tào vận sứ, tước Nghi biểu hầu. Ông chẳng những giỏi thi văn mà còn có nhiều mưu lược, quyết đoán và tài quân sự...được nhiều đời chúa Nguyễn trọng dụng. Nguyễn Cư Trinh còn là một bậc trung thần chính trực, gặp điều trái là nói ngay, không nể nang, sợ sệt.
Thời Võ Vương (Nguyễn Phước Khoát 1738-1765), phía tây Quảng Ngãi thường bị giặc quấy phá, đời sống nhân dân bất ổn. Chúa Nguyễn sai Nguyễn Cư Trinh đến làm Tuần Phủ để trừ giặc an dân. Để khích lệ tinh thần, ông làm tập thơ Nôm tên Vãi Vải, cho phổ biến rộng rãi. Nhân dân địa phương cùng binh sĩ hăng hái lập đồn điền, tăng gia sản xuất và canh phòng cẩn mật các nơi xung yếu, thực hiện chính sách kinh tế quốc phòng toàn diện. Trước sức mạnh đó, bọn giặc cướp không làm gì được chỉ còn nước kéo nhau ra hàng. Ông không giam cầm mà tha chúng về tạo điều kiện làm ăn sinh sống. Tin dẹp yên được giặc mà không hao tổn binh tướng làm chúa rất vui mừng.
Thấy dân vì nạn binh đao, thời tiết khắc nghiệt đời sống khốn khổ, mùa đông năm Tân Mùi (1751), ông dâng sớ nói về tình trạng khốn khổ của dân gian, xin chúa Nguyễn thay đổi cách cai trị cho dân nhờ. Nội dung tờ sớ còn ghi lại trong Đại Nam thực lục tiền biên như sau:
" Dân là gốc của nước , gốc không bền vững thì nước không yên, nếu ngày thường không gia ân để buộc lòng dân, thì khi có việc xảy ra, còn mong chờ vào đâu. Thiết tưởng chốn dân gia tích tệ đã quá, nếu triều đình cứ yên gia theo lối cũ, không tùy thời mà thêm bớt kỷ cương, thì một xứ còn không trị nổi phương chi một nước. Hiện bây giờ tệ chính có ba: một là cấp binh, hai là nuôi voi, ba là nộp án, còn biết bao nhiêu những tệ kể sao cho siết".
Ông lại trình thêm bốn tệ nạn nữa:
- Cách chức các quan phủ huyện là trị dân, nhưng ít lâu nay lại chỉ sai đi khám mà hỏi tra các vụ kiện cáo. Xin từ giờ trở đi các thuế lệ về sai dư, đền tô, đều phó cho quan huyện biên thu, rồi giao cho quan tỉnh Quảng Nam dệ nạp, để bớt sự phiền nhiễu.
- Đến nay quan huyện phủ chỉ lấy cách bắt bớ hỏi tra lám mối kiếm thêm bổng lộc, cho nên dân càng nghèo, tục càng ngày càng bạc. Nay xin cấp lương cho các quan, mà ai liêm hay chăm chỉ thì tăng lên, còn ai tham hay lười thì truất đi.
- Hạng dân lậu thuế có hai: hạng du đãng mà trốn thuế má là một, hạng đói rét trôi dạt tha phương là hai. Nếu nay không chia ra đẳng hạng nào, cứ chiếu tên trong sổ mà bắt đóng thuế thì tất nhiên chúng nó sợ hãi mà lưu tán đi hết, rồi ẩn núp ở các nơi rừng núi, thành ra dân xã lại phải bồi thường, thì chịu sao cho nổi. Nay xin xét những kẻ lậu thuế, ví bằng còn có cách sinh nhai được, thì cứ theo lệ bắt đóng thuế, còn như kẻ đói rét cô cùng thì tha cho, tùy cách mà vỗ về nuôi nấng, để cho chúng nó được sinh hoạt.
- Phải làm yên dân, chớ không nên làm động, vì làm động dân thì nước dễ loạn, mà yên dân thì nước dễ trị. Nếu nay sai người đi săn bắt, bắt gà, bắt ngựa mà nhũng nhiễu dân gian, thì những kẻ giả mạo đến đâu náo động đến đấy, đến nỗi ai cũng kêu ca. Xin từ nay về sau, hễ sai người đi phải có giấy trình quan địa phương thẩm nghiệm, mà kẻ nào nhiễu dân thì bắt trị ngay, họa chăng lòng dân yên ổn, khỏi đến nỗi dao động.
Không thấy chúa Nguyễn trả lời, ông liền dâng tấu sớ xin từ chức về quê. Đến mùa xuân năm Quí Dậu (1753), tức là gần hai năm sau, chúa Võ Vương Nguyễn Phước Khoát mới triệu ông về kinh giao cho giữ chức Ký lục Bố Chánh dinh.
Trong sử cũ không thấy ghi chúa Nguyễn có thuận theo lời tấu của ông hay không. Nhưng chắc là có, nếu không Nguyễn Cư Trinh không trở lại nhận chức. Cho hay ngày xưa, không phải ông quan nào cùng cúc cung tận tụy vua chúa theo nghĩa "quân xử thần tử, thần bất tử bất trung" để được thăng quan tiến chức, hưởng thụ bổng lộc triều đình, những người như Nguyễn Cư Trinh cũng không phải là nhiều. Vinh hoa, phú quí không thay đổi được quan niệm làm quan của ông. Làm quan là phục vụ lo cho dân, cho nước, chớ không để bóc lột, ức hiếp dân. Còn chúa Võ Vương Nguyễn Phước Khoát, một con người mà sử gia Lê Quí Đôn có nhận xét: "Là người thông minh, cương nghị, tham lam, tàn nhẫn, nhiều dục vọng, ưng việc gì thì quyết làm cho kỳ được", nhưng lại là người biết lắng nghe kẻ dưới trướng. Phàm các bậc vua chúa ngày xưa, đều có quanh mình ít nhiều quân sư, mưu sĩ. Lịch sử cho thấy, có vị làm nên việc lớn ích nước lợi dân để tiếng thơm muôn thuở, nhờ biết để tâm đến lời nói chân chính, ngược lại cũng không ít kẻ thân bại danh liệt vì thích nghe lời sàm tấu của người có tâm địa xấu xa.
(sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Cảm ơn bạn đã ghé thăm trang Những điều nhỏ bé, rất hân hạnh được đọc những lời chia sẻ chân tình của bạn. Chúc bạn luôn thành đạt và hạnh phúc trong cuộc sống.