Phùng Khắc Khoan

Trạng Phùng Khắc Khoan sinh năm 1528, quê ở làng Phùng Xá, tên Nôm là Kẻ Bùng, huyện Thạch Thất, Sơn Tây. Ông có tên hiệu là Hoằng Phu, Nghị Mai, Mai Nham Tử. Phùng Khắc Khoan đậu tiến sĩ năm 1580, đời Lê Thế Tông (1573-1600) khi ấy ông đã 53 tuổi và đã là một công thần có nhiều thành tích với nhà Lê trong cuộc chống Mạc. Nhờ có công lao mấy chục năm phò giúp nhà Lê, Phùng Khắc Khoan được phong nhiều chức vụ quan trọng như Đặc tiến Kim tử vinh lộc đại phu Tán trị Thừa chính sứ ty, Thừa chính các xứ Thanh Hóa, Tả thị lang bộ Công, Thượng thư bộ Công, Thượng thư bộ Hộ... Năm 1597, Phùng Khắc Khoan được cử làm chánh sứ dẫn đầu một sứ bộ sang triều Minh và cuộc đi sứ của Cụ đã thành công lớn.

Sau khi xin nghỉ quan vì già cả, Phùng Khắc Khoan về quê sống và trên miền quê sứ Đoài, cụ đã cho trùng tu hai nhịp cầu Nhật Tiêu, Nguyệt Tiêu kiều bên núi Sài trước mặt chùa Thầy. Ngoài ra Phùng Khắc Khoan còn cho đào mương tưới nước quanh vùng núi Thầy, từ đó dẫn nước đi tưới cho các vùng lân cận. Nhưng đậm nét nhất trong ký ức nhân dân Bùng Xá vẫn là công đức Phùng Khắc Khoan truyền dạy cho dân làng nghề dệt tơ và cách trồng ngô, trồng đỗ do cụ đưa giống về. Phùng Khắc Khoan qua đời năm 1613, thọ 86 tuổi.

Sự nghiệp thơ văn Phùng Khắc Khoan để lại khá lớn, bao gồm sáng tác bằng chữ Hán lẫn chữ Nôm, trong đó có ba tác phẩm quan trọng là Ngôn chí thi tập, Lâm tuyền vãn, Mai Lĩnh sứ hoa thi tập.

Thơ Phùng Khắc Khoan vừa nói cái chí lớn của kẻ nam nhi phải lập công danh ở đời, vừa nêu cao vai trò của sách vở, văn chương, của văn hóa, với quan niệm rằng tất cả những người làm nên sự nghiệp "khanh tướng" đều có học vấn cao:

Từ xưa những người lập thân làm nên khanh tướng,

Là những người trong bụng phải có thi thư.

Ở Phùng Khắc Khoan hoài bão về sự nghiệp văn chương cũng rất lớn. Khi mới 16-17 tuổi, Cụ đã Tự bày tỏ tâm sự của mình:

Kề sinh nhai cất chứa trong nhà sách là của quý,

Sức lực thay cày bừa bút là nô bộc.

Phùng Khắc Khoan có một quan niệm về văn chương rõ ràng: "Văn chương phải sắc bén, coi thường con dao của bọn thư lại. Bút phải được dùng làm tươi sáng, vẻ vang cho nước". Và: "Cái gọi là thơ không phải là thứ láu lưỡi trong tiếng sáo lối chới chữ dưới ngòi bút". Thơ văn, theo Phùng Khắc Khoan phải là:

Hạ bút làm cho mưa gió phải động

Thơ thành khiến quỷ thần kinh sợ.

Nội dung thơ văn Phùng Khắc Khoan cũng phong phú, đẹp đẽ như chính cuộc đời cụ, một cuộc đời lớn, tất cả vì đất nước, nhân dân.

Tương truyền rằng Khoan là anh em cùng mẹ khác cha với Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Khoan lớn lên, bà mẹ cho xuống Hải Dương theo học anh là Nguyễn Bỉnh Khiêm, về sau đỗ tiến sĩ, giúp nhà Lê trung hưng, làm được nhiều việc lớn. Đến khi nhà Nguyễn khôi phục được kinh thành Thăng Long, Phùng Khắc Khoan được cử đi sứ triều Minh.

Trong khi đi sứ, vua Tàu phục tài văn thơ của ông trong một lúc làm luôn 36 bài thơ mừng, phong ông làm Lưỡng quốc Trạng Nguyên. Khi trở về qua tỉnh Lạng Sơn, ông gặp Liễu Hạnh công chúa hiện hình chơi trên đỉnh núi, đôi bên cùng đọc thơ xướng họa, rồi bà chúa Liễu biến mất.

Tục truyền rằng Liễu Hạnh công chúa là con gái Ngọc Hoàng, tên Quỳnh Nương, lỡ tay làm rơi vỡ chén ngọc ở Thiên đình, bị đày xuống trần, đầu thai làm người vào đời Hậu Lê, ở nhà Lê Thái Tông, đất Vụ Bản (Nam Định). Họ Lê đặt tên con gái là Giáng Tiên, lớn lên lấy chồng Đào Lang. Sau ba năm chăn gối, đến ngày mồng ba tháng ba, Giáng Tiên bay về trời, nhưng vì chưa hết hạn ở hạ giới, nên Ngọc Hoàng lại đày xuống thế một lần nữa. Bận này nàng công chúa thượng giới đi cùng với hai tiên nữa là Quế Nương và Thị Nương xuống miền Phố Cát (Thanh Hóa). Nàng thường ngao du hiện ra nhiều nơi, làm nhiều việc hiển linh, được triều đình phong sắc là công chúa Liễu Hạnh, vào hạng tứ bất tử của Việt Nam, sau các Thần Tản Viên, Phù Đổng, Chử Đồng Tử.

Chính trong một cuộc du ngoạn mà công chúa Liễu Hạnh gặp nhân sĩ họ Phùng. Sau cuộc họa thơ cùng tiên nữ tài hoa, Phùng Khắc Khoan đi gặp gỗ chất ngổn ngang trên đường, nhận thấy sắp chữ Liễu Hạnh và chữ Phùng, đoán biết là ý tiên nữ muốn ông đứng ra lập đền thờ bà.

Phùng Khắc Khoan còn gặp Liễu Hạnh hiện ra một lần nữa, trong lúc cùng hai người bạn họ Ngô, họ Lý đi chơi thuyền Hồ Tây, và kẻ tiên người tục cùng nhau làm thơ xướng họa liên ngâm còn truyền lại đến ngày nay.

Khi Trịnh Tùng đã thu phục được thành Thăng Long rồi, người nhà Mạc sang kêu với vua nhà Minh rằng họ Trịnh nổi lên tranh ngôi, chứ không phải là con cháu nhà Lê.

Vua nhà Minh sai quan đến Nam Quan khám xét việc ấy.

Tháng 3 năm Bính Thân (1596) vua Thế Tông sai quan Hộ bộ Thượng thư là Đỗ Uông và quan Đô ngự sử là Nguyễn Văn Giai lên Nam Quan tiếp quan Tàu. Sau lại sai hai ông hoàng thân là Lê Cánh, Lê Lựu cùng với quan Công bộ tả thị lang là Phùng Khắc Khoan đem 10 người kỳ mục, 100 cân vàng, 1.000 cân bạc, ấn An Nam Đô thống sứ của nhà Mạc và ấn An Nam Quốc Vương của vua nhà Lê ngày trước, sang cho quan nhà Minh khám. Nhưng quan nhà Minh lại bắt vua Thế Tông phải thân hành sang hội ở cửa Nam Quan.

Trịnh Tùng sai Hoàng Đình Ái, Nguyễn Hữu Liêu đem một vạn quân đi hộ giá, đưa vua sang phó hội. Sang đến nơi, quan nhà Minh lại đòi phải nộp người vàng và ấn vàng như tích cũ, rồi không chịu đến hội. Vua chờ lâu, không xong việc lại phải trở về.

Đến tháng 4 năm sau, sứ nhà Minh lại sang mời vua Thế Tông lên hội ở Nam Quan. Triều đình sai quan Thái úy Hoàng Đình Ái đem 5 vạn quân đi hộ giá sang hội ở Nam Quan.

Đến khi xa giá về, Trịnh Tùng đem các quan đi đón mừng, rồi sai Công bộ tả thị lang Phùng Khắc Khoan làm Chánh sứ, quan Thái thường tự khanh Nguyễn Nhân Thiệm làm Phó sứ, đem đồ lễ sang Yên Kinh cống nhà Minh và xin phong.

Vua nhà Minh chỉ phong cho vua Thế Tông làm An Nam Đô thống sứ. Ông Phùng Khắc Khoan dâng sớ tâu rằng: “Đô thống sứ là chức cũ của họ Mạc, chứ vua nước Nam là dòng dõi họ Lê, mà phong cho chức ấy thì không xứng đáng”. Vua nhà Minh trả lời rằng: vẫn biết rằng họ Lê không ví như họ Mạc, nhưng lúc đầu mới phong, hãy tạm cho chức ấy, rồi về sau sẽ phong vương.

Ông Phùng Khắc Khoan phải chịu mà về. Từ đó nhà Minh với nhà Lê lại thông sứ như trước.

Năm 1580, vua Lê Thế Tông cho mở khoa thi hội. Ông đã 53 tuổi, xin thi và đỗ hoàng giáp. Bây giờ từ địa lý đến nhân văn ông đều tinh tường. Trong triều, ngoài nội ai cũng tôn gọi ông là trạng: Trạng Bùng.

Lúc giữ chức Công bộ hữu thị lang, Phùng Khắc Khoan được cử đi sứ phương bắc. Bấy giờ, bọn quyền thần nhà Minh vì ủng hộ họ Mạc mà không thừa nhận nhà Lê trung hưng. Vì thế, đoàn của Phùng đi đến Nam Quan thì bị ngăn lại. Phùng phải vận dụng hết trí thông minh, khéo léo lắm mới qua lọt. Lại phải mất 3 tháng lặn lội nữa mới tới được kinh đô nhà Minh.

Dịp ấy nhằm vào tuần vạn thọ của vua Minh, Phùng Khắc Hoan làm tập thơ gồm ba chục bài dâng lên. Minh Thần Tông xem, hết sức tán thưởng và coi trọng rồi châu phê: Nhân tài ở đâu cũng có. Xem thơ Khắc Hoan thấy rõ là người học rộng và đầy lòng trung nghĩa, thực là đáng khen. Từ đó, vua Minh Tôn trọng Khắc Khoan mà gọi ông là Phùng kỳ lão chứ không gọi tên húy. Sứ thần Triều Tiên là Lý Chí Phong cũng rất phục tài họ Phùng và đã viết lời tựa cho tập thơ.

Phùng Khắc Khoan rất yêu nước, thương dân, luôn muốn cho cây trồng và vật nuôi ngày một phát triển để dân đỡ khổ. Nghề nuôi tằm dệt tơ của ta có từ lâu đời nhưng buổi đầu ta chỉ mới biết dệt lụa, cao nhất là lụa đậu, còn gấm, vóc, the, lượt thì phải mua ở ngoài. Đoàn sứ thần Việt Nam khi trên đường đi qua đất thục (thuộc Tứ Xuyên bây giờ) là nơi có nghề dệt lượt truyền thống, nổi tiếng. Đoàn đã xin vào nghỉ nhờ ở một làng trong đó, cốt để xem xét và học cách làm của họ.

Phùng Khắc Khoan thấy thứ sản phẩm mỹ thuật này được làm ra cũng chỉ từ đôi mắt và đôi bàn tay của người thợ thủ công. Ông ra sức tìm hiểu rồi học cách làm của họ từ tạo khung dệt, cách nhuộm màu đến mắc go và thủ thuật đưa thoi, kết sợi.

Sau khi về nước, Phùng Khắc Khoan đã dành thời gian đi đến các làng nuôi tằm, dệt tơ đem kỹ thuật làm vải lượt truyền cho nhân dân. Nhờ đó, các làng dệt ven sông Tô như Nghi Tàm, Trúc Bạch, Yên Thái, Bái An, Trích Sài... cho đến vùng ven sông Nhuệ (Tỉnh Sơn Tây), có nhiều gia đình biết dệt lượt. Sau này, nơi tiếp thụ và phát huy tốt nhất kỹ thuật của nghề này là là vùng sông Nhuệ. Lượt ở đây mỏng, nhẹ, mịn màng, mặc vào trông thướt tha, thanh quý. Nhân dân lấy tên quan Trạng đặt cho vải lượt mình dệt, gọi là lượt Bùng.

Trên đường về nước đoàn của Phùng Khắc Khoan vượt sông Dương Tử, đi qua một vùng mênh mông những đồng, bãi trồng hoa màu và nông dân trong mùa thu hái nông sản. Họ Phùng nhận ra, ở đây có những loại cây trồng mà nước mình chưa có như ngô, đậu nành... Ông cho đoàn xin vào nghỉ nhờ ở một làng gần đó, được dân cho ăn bánh và ăn tương, những thứ do từ các loại hạt kia chế biến ra. Họ Phùng chú ý nhiều đến những chóe nước tương bà con ở đây làm để ăn dần. Ông hỏi họ về cách rang đậu, ủ men và ngả tương. Ông mua một ít hạt ngô và hạt đậu nành đem về làm giống.

Từ đó, trên đồng ruộng nước ta bắt đầu có những loại cây trồng mới là ngô và đậu nành. Cũng từ đó nhân dân ta, qua sự truyền dạy của Trạng Bùng đã biết cách làm tương, một loại nước chấm ngon và bổ, để dành được quanh năm.

Phùng Khắc Khoan là người làng Phùng Xá, huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây (Bắc Việt).

Theo sách sử để lại thì ông Phùng Khắc Khoan là anh em cùng mẹ khác cha với ông Trạng Trình. Nguyên bà mẹ ông Trạng Trình và Phùng Khắc Khoan là Từ Thục phu nhân là người họ Nhữ, con gái quan Hộ bộ thượng thư là Nhữ văn Lang ở làng An Tử, huyện Tiên Minh. Bà là người học giỏi, thơ hay, lại tinh thông lý số.

Lấy ông Vân Ðịnh, sinh ra Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, bà Từ Thục phu nhân nửa đường đứt gánh, lên Sơn Tây lấy chồng khác rồi sinh ra Phùng Khắc Khoan. Cũng như Trạnh Trình, Phùng Khắc Khoan có tư chất thông minh từ nhỏ. Lúc lớn lên, bà cho xuống Hải Dương theo học ông anh là Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Ông Khiêm hết lòng dạy dỗ em nên chẳng mấy lúc Phùng Khắc Khoan nổi tiếng văn chương tài đức.

Lúc bấy giờ, nhà Lê giữ ở Thanh Hóa. Tính độn, Trạng Trình biết rằng nhà Lê thế nào cũng có thời trung hưng, ông bèn sai Phùng Khắc Khoan vào Thanh Hóa phò nhà Lê. Gặp Phùng Khắc Khoan, vua Lê Trang Tôn mừng lắm, đãi vào hàng quân sư. Phùng Khắc Khoan lập nhiều mưu kế, có nhiều kế hoạch để lấy lòng dân, thu dụng người ở các nơi lân cận. Vua Trang Tôn tin dùng hết sức. ựến thời vua Thế Tôn khôi phục thành Thăng Long, vua sai Phùng Khắc Khoan đi sứ nhà Minh để vận động phong tước. Nhà Minh phong vua Thế Tôn là "An Nam đô hộ sứ".

Khắc Khoan trả lại sắc phong cho vua Minh và tâu:

- Chúa tôi là họ Lê, nguyên là dòng dõi nước Nam, không có tội tình như họ Mạc mà thiên triều lại phong tước như họ Mạc, chúa tôi không nhận sắc mệnh được. Dám mong thiên triều xét lại, chớ quả là không dám nhận.

Thấy Phùng Khắc Khoan trình thế, vua Minh tự nhủ "quan chức của Thế Tôn, mà ăn nói đàng hoàng, lý sự như thế, chắc hẳn Thế Tôn không phải người vừa".

Bèn đổi sắc lệnh mà phong cho Thế Tôn làm "An Nam Quốc vương".

Trong thời ky đi sứ nhà Minh bên Tàu, gặp ngày Tết Nguyên ựán, vua Minh ra lệnh cho các đình thần và các sứ thần ngoại quốc mỗi người phải làm một bài thơ chúc mừng. Ai cũng dâng lên một bài. Riêng Phùng Khắc Khoan ngay lúc đó dâng lên tới ba mươi sáu bài thơ, ý khác nhau, lời khác nhau, làm cho vua Minh phải kinh ngạc sao lại có người làm thơ hay mà nhanh đến như thế. Vua Minh bèn phê cho đỗ Trạng nguyên (Trạng nguyên cả nước Nam lẫn nước Tàu) vì thế mới có tên là Trạng Bùng (vì ông Phùng Khắc Khoan sinh ở làng Phùng xá, tứ là làng Bùng).

Tục truyền khi Trạng Bùng đi sứ về đến Lạng Sơn ông được thấy bà Liễu Hạnh hiện lên trên đỉnh núi mà ở dưới chân núi thì gỗ để ngổn ngang, lại có chữ "Liễu Hạnh" và chữ "Bùng". Ông biết ý Chúa Liễu liền cho lập đền thờ Chúa Liễu ngay tới đó.

Về sau về đến Hồ Tây, bà Chúa Liễu lại hiện ra lần nữa để tạ ơn ông. Hai người làm thơ sướng họa với nhau rất nhiều, người sau bình phẩm không thể quyết thơ của người nào hay hơn thơ người nào.

Năm Kỷ Tỵ (1629), sau khi đuổi được nhà Mạc, Trịnh Tráng được Vua Lê phong làm sư phụ Thanh vương. Nhân đó, Trịnh Tráng muốn lấy danh nghĩa nhà Lê bắt chúa Nguyễn phải hàng phục. Chúa Trịnh sai sứ mang sắc vua Lê vào phong cho Chúa Nguyễn Phúc Nguyên chức Thái phó quốc công, dụ chúa Nguyễn cho con ra chầu và nộp ba chục thớt voi và ba chục chiến thuyền.

Chúa Nguyễn tiếp sứ, nhưng ý không muốn thụ phong mà cũng không muốn tuân theo yêu sách của chúa Trịnh. Ông bèn hỏi Ðào Duy Từ cách đối phó
Từ khuyên chúa Nguyễn hãy cứ nhận sắc rồi sẽ có cách. Ông sai làm một cái mâm hai đáy bỏ tờ sắc phong của chúa Trịnh vào giữa hai đáy, kèm theo một mảnh giấy viết bốn câu thơ. Chúa Nguyễn sai để lễ vật vào chiếc mâm đó và sai sứ là Văn Khuông mang ra Thăng Long tạ ơn vua Lê, chúa Trịnh.

Chúa Trịnh thấy có lễ vật mà không có biểu tạ về việc được vinh phong, lấy làm nghi lắm. Sau, có người thấy cái mâm dày mà nặng, mới khám phá ra là mâm hai đáy. Chúa Trịnh thấy có 4 câu thơ chép ở mảnh giấy như sau:

Mâu nhi vô dịch,
Mịch phi kiến tích
Ái lạc tâm trường
Lực lai tương địch.

Cả triều đình không ai hiểu nghĩa ra làm sao cả. Sau phải mời Trạng Bùng (tức Phùng Khắc Khoan) đến để hỏi. Trạng Bùng liếc mắt xem qua và giải ngay rằng: Mâu nhi vô dịch nghĩa là chữ "mâu" mà không có dấu phết thế tức là chữ "dư"; Mịch phi kiến tích nghĩa là chữ "mịch" mà bỏ chữ "kiến" là chữ "bất" . Ái lạc tâm trường : chữ "ái' bỏ chữ "tâm" nghĩa là chữ "thụ"; Lực lai tương địch nghĩa là chữ "lực" đối địch với chữ "lai", hai chữ để cạnh nhau, thế là chữ "sắc".

Vậy cả bốn câu thơ là bốn chữ: Dư bất thụ sắc (ta không nhận sắc phong). Họ Nguyễn không chịu thần phục triều đình cho nên làm ra bốn câu thơ đó. Chúa Trịnh tức lắm, sai đuổi theo bắt sứ giả lại, nhưng sứ giả đã bỏ đi xa rồi.

Sau khi xin nghỉ quan vì già cả, Phùng Khắc Khoan về quê sống và trên miền quê sứ Đoài, cụ đã cho trùng tu hai nhịp cầu Nhật Tiêu, Nguyệt Tiêu kiều bên núi Sài trước mặt chùa Thầy. Ngoài ra Phùng Khắc Khoan còn cho đào mương tưới nước quanh vùng núi Thầy, từ đó dẫn nước đi tưới cho các vùng lân cận. Nhưng đậm nét nhất trong ký ức nhân dân Bùng Xá vẫn là công đức Phùng Khắc Khoan truyền dạy cho dân làng nghề dệt tơ và cách trồng ngô, trồng đỗ do cụ đưa giống về. Phùng Khắc Khoan qua đời năm 1613, thọ 86 tuổi.

Sự nghiệp thơ văn Phùng Khắc Khoan để lại khá lớn, bao gồm sáng tác bằng chữ Hán lẫn chữ Nôm, trong đó có ba tác phẩm quan trọng là Ngôn chí thi tập, Lâm tuyền vãn, Mai Lĩnh sứ hoa thi tập.

(sưu tầm)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cảm ơn bạn đã ghé thăm trang Những điều nhỏ bé, rất hân hạnh được đọc những lời chia sẻ chân tình của bạn. Chúc bạn luôn thành đạt và hạnh phúc trong cuộc sống.