Em bé đang mọc răng cắn vì ngứa lợi. Với trẻ 12 tháng tuổi, cắn cũng là một cách tìm hiểu thế giới. Lớn hơn một chút, đây lại là cách để bé gây sự chú ý của mọi người.
Nhiều trẻ hay cắn người khác trong những năm đầu đời. Khi chuẩn bị mọc răng, bé đau lợi và cảm thấy dễ chịu hơn khi cắn một vật gì đó. Một số em bé cắn người khác khi bị kích thích hoặc khi đang chơi. Đây là một hiện tượng bình thường trong quá trình phát triển của trẻ.
Bạn hãy đưa cho con một thứ gì đó để con cắn. Thay vì để con cắn bạn, hãy cho bé một chiếc vòng hoặc một loại đồ chơi mềm để bé gặm.
Khoảng 12 tháng tuổi, bé thích tìm hiểu điều gì sẽ xảy ra sau một hành động của mình. Khi đập chiếc thìa xuống đất, bé sẽ nghe thấy tiếng động. Khi ném đồ chơi vào cũi, bé sẽ nhìn thấy đồ chơi rơi. Bé cũng sẽ hiểu rằng khi bé cắn người khác, mọi người sẽ kêu lên và muốn thử nghiệm điều này.
Lớn hơn, bé có thể cắn mẹ (hay người chăm sóc) để gây sự chú ý. Khi bạn lơ là, bé sẽ tìm cách để bạn chú ý tới bé hơn. Và bé biết rằng nếu cắn bạn, nó sẽ nhanh chóng nhận được sự chú ý của bạn, mặc dù bạn bị đau.
Cắn người khác còn là một cách mà bé dùng để điều khiển họ. Nếu muốn giành một món đồ chơi hoặc muốn một đứa trẻ đi chỗ khác, bé sẽ nhanh chóng đạt được những ý muốn này khi cắn bạn.
Ngăn bé cắn người khác
Hãy quan sát cẩn thận xem điều gì sẽ diễn ra khi con cắn bạn bè. Nếu bé thường cắn bạn bè khi tranh giành đồ chơi, có thể phải mua thêm một món đồ chơi tương tự như vậy. Vào thời điểm đó, mọi cố gắng trong việc dạy con chia sẻ đồ chơi đều không có hiểu quả. Bé ở lứa tuổi tập đi chưa hiểu khái niệm về chia sẻ đồ chơi.
Nếu bé cắn để gây sự chú ý, bạn hãy cố gắng dành thời gian đặc biệt cho con: Đọc sách, lăn bóng qua lại hoặc đi dạo.
Dạy con cách hành xử mới
Bất cứ khi nào bé cắn, bạn hãy nhìn vào mắt bé, nói bằng một giọng cương quyết “Không cắn bố mẹ” hoặc “Không cắn nữa. Mẹ đau”. Nói ngắn gọn và đơn giản.
Cần cho bé hiểu rằng cắn người khác không phải là một trò đùa. Đừng bao giờ cười khi bé cắn. Đừng cắn con khi bạn tình cảm với bé. Bé sẽ không hiểu tại sao mẹ cắn bé thì được mà bé thì lại không được cắn mẹ.
Cư xử với bé khi bé cắn cũng giống như khi bé đánh hay đá bạn. Bạn nhanh chóng đẩy bé ra, nói: “Không cắn như vậy” và ngừng chơi với bé trong một khoảng thời gian phù hợp với lứa tuổi (2 phút với trẻ 2 tuổi), đưa bé tới một nơi quy định trong nhà. Đừng cắn lại con vì bé sẽ hiểu rằng nó được quyền cắn người khác khi đã lớn.
Dạy con hỏi bạn bè những gì nó muốn. Bạn có thể nói: “Nếu con muốn chơi đồ chơi, con thử hỏi bạn xem liệu con có thể mượn khi bạn đã chơi xong rồi không.”
Khen ngợi bé khi bé hỏi mượn đồ chơi của bạn thay vì cắn bạn để tranh giành đồ chơi.
(sưu tầm)
Nhiều trẻ hay cắn người khác trong những năm đầu đời. Khi chuẩn bị mọc răng, bé đau lợi và cảm thấy dễ chịu hơn khi cắn một vật gì đó. Một số em bé cắn người khác khi bị kích thích hoặc khi đang chơi. Đây là một hiện tượng bình thường trong quá trình phát triển của trẻ.
Bạn hãy đưa cho con một thứ gì đó để con cắn. Thay vì để con cắn bạn, hãy cho bé một chiếc vòng hoặc một loại đồ chơi mềm để bé gặm.
Khoảng 12 tháng tuổi, bé thích tìm hiểu điều gì sẽ xảy ra sau một hành động của mình. Khi đập chiếc thìa xuống đất, bé sẽ nghe thấy tiếng động. Khi ném đồ chơi vào cũi, bé sẽ nhìn thấy đồ chơi rơi. Bé cũng sẽ hiểu rằng khi bé cắn người khác, mọi người sẽ kêu lên và muốn thử nghiệm điều này.
Lớn hơn, bé có thể cắn mẹ (hay người chăm sóc) để gây sự chú ý. Khi bạn lơ là, bé sẽ tìm cách để bạn chú ý tới bé hơn. Và bé biết rằng nếu cắn bạn, nó sẽ nhanh chóng nhận được sự chú ý của bạn, mặc dù bạn bị đau.
Cắn người khác còn là một cách mà bé dùng để điều khiển họ. Nếu muốn giành một món đồ chơi hoặc muốn một đứa trẻ đi chỗ khác, bé sẽ nhanh chóng đạt được những ý muốn này khi cắn bạn.
Ngăn bé cắn người khác
Hãy quan sát cẩn thận xem điều gì sẽ diễn ra khi con cắn bạn bè. Nếu bé thường cắn bạn bè khi tranh giành đồ chơi, có thể phải mua thêm một món đồ chơi tương tự như vậy. Vào thời điểm đó, mọi cố gắng trong việc dạy con chia sẻ đồ chơi đều không có hiểu quả. Bé ở lứa tuổi tập đi chưa hiểu khái niệm về chia sẻ đồ chơi.
Nếu bé cắn để gây sự chú ý, bạn hãy cố gắng dành thời gian đặc biệt cho con: Đọc sách, lăn bóng qua lại hoặc đi dạo.
Dạy con cách hành xử mới
Bất cứ khi nào bé cắn, bạn hãy nhìn vào mắt bé, nói bằng một giọng cương quyết “Không cắn bố mẹ” hoặc “Không cắn nữa. Mẹ đau”. Nói ngắn gọn và đơn giản.
Cần cho bé hiểu rằng cắn người khác không phải là một trò đùa. Đừng bao giờ cười khi bé cắn. Đừng cắn con khi bạn tình cảm với bé. Bé sẽ không hiểu tại sao mẹ cắn bé thì được mà bé thì lại không được cắn mẹ.
Cư xử với bé khi bé cắn cũng giống như khi bé đánh hay đá bạn. Bạn nhanh chóng đẩy bé ra, nói: “Không cắn như vậy” và ngừng chơi với bé trong một khoảng thời gian phù hợp với lứa tuổi (2 phút với trẻ 2 tuổi), đưa bé tới một nơi quy định trong nhà. Đừng cắn lại con vì bé sẽ hiểu rằng nó được quyền cắn người khác khi đã lớn.
Dạy con hỏi bạn bè những gì nó muốn. Bạn có thể nói: “Nếu con muốn chơi đồ chơi, con thử hỏi bạn xem liệu con có thể mượn khi bạn đã chơi xong rồi không.”
Khen ngợi bé khi bé hỏi mượn đồ chơi của bạn thay vì cắn bạn để tranh giành đồ chơi.
(sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Cảm ơn bạn đã ghé thăm trang Những điều nhỏ bé, rất hân hạnh được đọc những lời chia sẻ chân tình của bạn. Chúc bạn luôn thành đạt và hạnh phúc trong cuộc sống.