Nếu con bạn thường xuyên buồn bã, uể oải, có thể bé đã mắc chứng phiền muộn, xảy ra ở khoảng 5% trẻ em và thanh niên. Chứng này có thể chữa trị được, vấn đề là bạn phải phát hiện nó.
Nỗi buồn hoặc nỗi đau thông thường không phải chứng phiền muộn. Bạn đừng lo lắng nếu đôi khi con bạn tỏ ra chán nản hoặc kiệt sức. Cuộc đời có khi vui, khi buồn. Nỗi đau do mất mát hoặc nỗi buồn thông thường sẽ tan biến trong một vài giờ hoặc một vài ngày.
Nhưng nếu bé sầu muộn trong hai tuần, hoặc nỗi buồn đó cản trở các hoạt động hằng ngày, hay can thiệp vào các mối quan hệ của bé, thì có thể bé đang mắc chứng phiền muộn. Chứng này khiến bé thay đổi tính khí, bắt đầu bằng các dấu hiệu như tuyệt vọng, thiếu nghị lực và sự tích cực trong vài tuần, vài tháng hoặc trong vài năm (trường hợp này hiếm khi xảy ra).
Dấu hiệu rõ ràng nhất là buồn rầu, dù trẻ nói rằng bé không cảm thấy buồn hoặc u sầu. Bé cũng hay tỏ ra cáu kỉnh. Một số dấu hiệu khác của chứng phiền muộn là thiếu nghị lực, không tập trung, học kém, tuyệt vọng và không tự lo liệu được cho bản thân, thường xuyên kêu đau đầu hoặc đau bụng.
Chứng phiền muộn thường kèm theo các vấn đề về sức khoẻ tinh thần. Nếu bé ăn uống bừa bãi hoặc liên tục bướng bỉnh, bất đồng và luôn muốn đòi quyền lực thì có thể bé đang gặp phải chứng phiền muộn.
Nếu con bạn có bất kỳ một trong các dấu hiệu đã kể ở trên, bạn hãy tự trả lời 3 câu hỏi sau: Đó có phải là hành vi mới của bé không? Hành vi đó có kéo dài không (trong vài tuần hoặc lâu hơn)? Các dấu hiệu đó có can thiệp vào khả năng thực hiện nhiệm vụ của bé ở nhà và ở trường không? Nếutrả lời “Có” cho cả 3 câu hỏi này, bạn cần đưa bé đi gặp bác sĩ tâm lý.
Tại sao bé gặp chứng phiền muộn?
Các chuyên gia tâm thần học vẫn chưa hiểu hết về chứng phiền muộn, nhưng hầu hết đều tin rằng bệnh xuất hiện do cả yếu tố sinh học và yếu tố môi trường. Nhiều bệnh nhân có người thân cũng bị phiền muộn hoặc tâm thần. Nếu bố hoặc mẹ mắc chứng phiền muộn, nguy cơ ở bé là 25%. Nếu cả bố mẹ mắc bệnh, nguy cơ này là 75%.
Các sự kiện đau buồn trong cuộc sống cũng có thể khiến bé mắc chứng phiền muộn: Bé cảm thấy mình bị ruồng bỏ; bạo lực xảy ra trong gia đình; các rắc rối thường xuyên ở trường học; những người mà bé tin tưởng có hành vi lạm dụng hoặc thờ ơ về thể chất, tình cảm. Đôi khi, cái chết của người mà bé yêu quý hoặc con vật cưng, hay bố mẹ li dị cũng có thể khiến bé phiền muộn.
Các nhà khoa học không biết chính xác nguyên nhân khiến bé phiền muộn, nhưng họ biết rằng chứng này có liên quan tới sự thay đổi hoá chất trong não bộ, đặc biệt là chất dẫn truyền thần kinh.
Phương pháp điều trị hiệu quả chứng phiền muộn là liệu pháp tâm lý. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc khi cần thiết.
(sưu tầm)
Nỗi buồn hoặc nỗi đau thông thường không phải chứng phiền muộn. Bạn đừng lo lắng nếu đôi khi con bạn tỏ ra chán nản hoặc kiệt sức. Cuộc đời có khi vui, khi buồn. Nỗi đau do mất mát hoặc nỗi buồn thông thường sẽ tan biến trong một vài giờ hoặc một vài ngày.
Nhưng nếu bé sầu muộn trong hai tuần, hoặc nỗi buồn đó cản trở các hoạt động hằng ngày, hay can thiệp vào các mối quan hệ của bé, thì có thể bé đang mắc chứng phiền muộn. Chứng này khiến bé thay đổi tính khí, bắt đầu bằng các dấu hiệu như tuyệt vọng, thiếu nghị lực và sự tích cực trong vài tuần, vài tháng hoặc trong vài năm (trường hợp này hiếm khi xảy ra).
Dấu hiệu rõ ràng nhất là buồn rầu, dù trẻ nói rằng bé không cảm thấy buồn hoặc u sầu. Bé cũng hay tỏ ra cáu kỉnh. Một số dấu hiệu khác của chứng phiền muộn là thiếu nghị lực, không tập trung, học kém, tuyệt vọng và không tự lo liệu được cho bản thân, thường xuyên kêu đau đầu hoặc đau bụng.
Chứng phiền muộn thường kèm theo các vấn đề về sức khoẻ tinh thần. Nếu bé ăn uống bừa bãi hoặc liên tục bướng bỉnh, bất đồng và luôn muốn đòi quyền lực thì có thể bé đang gặp phải chứng phiền muộn.
Nếu con bạn có bất kỳ một trong các dấu hiệu đã kể ở trên, bạn hãy tự trả lời 3 câu hỏi sau: Đó có phải là hành vi mới của bé không? Hành vi đó có kéo dài không (trong vài tuần hoặc lâu hơn)? Các dấu hiệu đó có can thiệp vào khả năng thực hiện nhiệm vụ của bé ở nhà và ở trường không? Nếutrả lời “Có” cho cả 3 câu hỏi này, bạn cần đưa bé đi gặp bác sĩ tâm lý.
Tại sao bé gặp chứng phiền muộn?
Các chuyên gia tâm thần học vẫn chưa hiểu hết về chứng phiền muộn, nhưng hầu hết đều tin rằng bệnh xuất hiện do cả yếu tố sinh học và yếu tố môi trường. Nhiều bệnh nhân có người thân cũng bị phiền muộn hoặc tâm thần. Nếu bố hoặc mẹ mắc chứng phiền muộn, nguy cơ ở bé là 25%. Nếu cả bố mẹ mắc bệnh, nguy cơ này là 75%.
Các sự kiện đau buồn trong cuộc sống cũng có thể khiến bé mắc chứng phiền muộn: Bé cảm thấy mình bị ruồng bỏ; bạo lực xảy ra trong gia đình; các rắc rối thường xuyên ở trường học; những người mà bé tin tưởng có hành vi lạm dụng hoặc thờ ơ về thể chất, tình cảm. Đôi khi, cái chết của người mà bé yêu quý hoặc con vật cưng, hay bố mẹ li dị cũng có thể khiến bé phiền muộn.
Các nhà khoa học không biết chính xác nguyên nhân khiến bé phiền muộn, nhưng họ biết rằng chứng này có liên quan tới sự thay đổi hoá chất trong não bộ, đặc biệt là chất dẫn truyền thần kinh.
Phương pháp điều trị hiệu quả chứng phiền muộn là liệu pháp tâm lý. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc khi cần thiết.
(sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Cảm ơn bạn đã ghé thăm trang Những điều nhỏ bé, rất hân hạnh được đọc những lời chia sẻ chân tình của bạn. Chúc bạn luôn thành đạt và hạnh phúc trong cuộc sống.