Bạn có quá nuông chiều con?

Dù con có biểu hiện không ngoan nhưng ít bà mẹ nghĩ rằng mình đang quá nuông chiều bé. Bài trắc nghiệm dưới đây sẽ cho biết bạn có đủ nghiêm khắc với con không.

Bạn hãy trả lời các câu hỏi sau :

  1. Trong một ngày điển hình, bạn cảm thấy mệt mỏi và phải nhường nhịn bé hay bạn yêu cầu bé phải tuân theo một số giới hạn?
  2. Bạn có để cho bé xen vào câu chuyện của người lớn hay không?
  3. Bạn có mua đồ chơi để bé không rên rỉ hoặc để cho bé vui không, mặc dù nhà bạn đã có rất nhiều đồ chơi?
  4. Có phải bạn không muốn đưa bé đến siêu thị vì bé sẽ làm bạn bối rối ở đó?

Nếu trả lời “Có” cho hai câu hỏi trở nên thì chắc chắn là bạn đang nuông chiều bé.

Các chuyên gia tâm lý cho biết, tất cả các bé ở tuổi tập đi (từ 1 đến 3 tuổi) đều hay ngắt lời, khóc nhai nhải và cáu kỉnh. Đó là cách để bé khẳng định tính độc lập. Cách bố mẹ bé phản ứng với những hành động đó mới là điều quan trọng. Con bạn không hư khi nó rên rỉ nhưng rõ ràng là không ngoan khi dùng cách này để đòi hỏi. Nếu rên rỉ, cằn nhằn và cư xử không đúng giúp trẻ có được những thứ mình muốn, bé sẽ thường xuyên lặp đi lặp lại những hành động này. Theo các chuyên gia về sự phát triển của trẻ em, các bé hư thường không gặp điều trái ý khi còn nhỏ.

Nguyên nhân làm bé hư

Quá nuông chiều bé, cho bé quá nhiều đồ chơi và không có nguyên tắc là những nhân tố chính làm bé hư. Nhưng tại sao chúng ta biết vậy mà vẫn làm bé hư? Dưới đây là một số nguyên nhân chính:

Bạn cảm thấy tội lỗi: Nhiều bậc bố mẹ có quá ít thời gian dành cho con nên muốn rằng khi ở gần bé, tất cả mọi người đều được vui vẻ, nhất là đứa trẻ. Những bố mẹ có mặc cảm tội lỗi như vậy thường quá nuông chiều con và không có kỷ luật với bé.

Bạn không có khả năng nhất quán: Ngày hôm nay, bạn từ chối cho bé ăn sáng bằng món tráng miệng, bất chấp cơn giận của bé. Nhưng ngày hôm sau, sau một đêm kiệt sức vì chăm con, bạn lại nghĩ “ồ, món ăn đó không gây hại cho bé đâu” và để cho con ăn. Những hành động như vậy sẽ dạy bé rằng nguyên tắc không tồn tại.

Bạn giúp đỡ bé quá nhiều: Khi bé ở tuổi tập đi (từ 1 đến 3 tuổi) cảm thấy thất bại, nhiều bố mẹ giúp đỡ ngay. Bé trở nên dựa dẫm vào bố mẹ từ việc mặc quần áo, hoàn thành một trò chơi xếp hình đến tìm hộp hoa quả. Mục đích của bạn là khuyến khích bé tự làm mọi thứ để bé có thể nói “Để con tự làm” chứ không phải là “Mẹ làm hộ con.”

Bạn muốn cho bé những thứ mà bạn không có: Tất nhiên, bé rất thích khi bạn mua cho những con giống, đặc biệt là khi bé đã hết giai đoạn chơi với những chiếc hộp. Nhưng việc mua quá nhiều sẽ đem lại kết quả ngược lại với sự mong đợi của bạn: Bé sẽ luôn mong đợi những thứ mới tiếp theo thay vì hài lòng với những gì đang có.

Bạn tin rằng bé là một người pha trò tột bực: Nhiều người bậc cha mẹ mỉm cười khi con nói theo, xô đẩy các bé khác hoặc đập vỡ đồ đạc. Họ thiếu khả năng ngăn cản hành động của bé nên đã hợp lý hoá những hành động đó, coi nó là đáng yêu và hài hước. Nếu bạn không đặt ra các giới hạn cho bé thì bé sẽ gặp khó khăn trong việc tôn trọng người khác và quyền sở hữu của họ.

Sửa thói hư cho con

Tuổi tuổi tập đi là thời gian tương đối thuận lợi để bạn thay đổi tình thế. Trước hết, cần thiết lập các giới hạn nhất quán; các bé có một ranh giới rõ ràng sẽ cảm thấy an toàn và ít hành động hỗn xược.

Nguyên tắc không thực sự là vấn đề; quan trọng là bạn có thể áp dụng nhất quán nguyên tắc đó không. Với những bé ở tuổi tập đi, tốt nhất là chỉ nên có 3 hoặc 4 quy tắc như “Không cắn”, “Không ngắt lời người lớn” và “Nhặt đồ chơi của con lên”.

Nếu bé giận dữ vì bạn không làm theo cách của nó, nên phớt lờ cho đến khi bé dừng lại. Khi con bạn biết rằng bé không gây được sự chú ý như mong muốn, nó sẽ không lặp lại nữa. Có thể chuyển sự chú ý của bé bằng cách làm cho nó tập trung sang một thứ khác như đồ chơi chẳng hạn.

Chứng kiến bé giận dữ, khóc lóc là điều rất khó khăn đối với bạn, nhưng đây là một cơ hội để bạn dập tắt những thói hư vừa mới bắt đầu. Hãy kiên quyết và nói rõ ràng: “Mẹ yêu con và mẹ xin lỗi vì đã làm con giận nhưng mẹ không nhượng bộ, con không được cắn hoặc ném đồ chơi khi không hài lòng.” Bạn cũng nên tỏ ra hiểu cảm xúc của con, nói với nó: “Mẹ biết không chơi nữa là điều thực sự khó đối với con nhưng bây giờ đã đến lúc phải về nhà rồi”. Như vậy, bé sẽ hợp tác hơn.

(sưu tầm)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cảm ơn bạn đã ghé thăm trang Những điều nhỏ bé, rất hân hạnh được đọc những lời chia sẻ chân tình của bạn. Chúc bạn luôn thành đạt và hạnh phúc trong cuộc sống.