Triều Lý suy vong, triều Trần nối tiếp (1225 - 1400). Đất nước Đại Việt thời Trần, với ý chí sắt đá tự lập tự cường của triều đình và của toàn dân, xây dựng trên nền tảng truyền thống dân tộc, trên những chiến công ba lần chống xâm lược Nguyên - Mông, đã phát triển mạnh mẽ nhiều mặt. Về nghề dệt, thời gian này nhân dân ta đã có nhiều loại vải bông, vải gai, lụa, lĩnh, sa, the, nái, sồi, đoạn, gấm, vóc... Nghề thêu cũng phát triển.
Trang phục triều đình
Năm Hưng Long thứ 8 (1300), quan võ dùng kiểu mũ áo mới. Quan văn đội mũ chữ đinh màu đen. Tụng quan đội mũ toàn hoa (mũ hoa thủng có hai vòng vàng đính ở hai bên) màu xanh như kiểu cũ. Cửa tay áo các quan văn, võ rộng từ 9 tấc đến 1 thước 2 tấc, kiểu hẹp từ 8 tấc trở xuống thì không được dùng. Các quan văn võ không được mặc xiêm. Tụng quan không được mặc thường.
Sau đó (1301) lại cho phép các quan đội mũ chữ đinh, thêm miếng lụa bọc tóc màu tía pha màu biếc (bịt lên đầu dùng để buộc chân tóc lại, bỏ thừa về đằng sau).
Vương hầu nào tóc dài thì đội mũ triều thiên, người nào tóc ngắn thì đội bao cân (1303). Có lẽ đây là loại khăn chùm đầu màu xanh thẫm mà Trần Phu đã nhắc đến trong bài An Nam tức sự (1294).
Đến năm 1395, Lịch Triều tạp kỷ lại quy định mũ áo của các quan văn, võ. Nhất phẩm thì màu tía, nhị phẩm: màu đại hồng, tam phẩm: màu đào hồng, tứ phẩm, ngũ phẩm: màu lục, thất phẩm: màu biếc, bát, cửu phẩm: màu xanh. Người không có phẩm hàm và nô bộc: màu trắng. Người hầu trong cung thì mặc váy mở, không dùng xiêm.
Các quan theo hầu, chức văn từ lục phẩm trở lên được đội mũ cao sơn (chánh lục phẩm: mũ màu đen, tòng lục phẩm: màu xanh). Chánh lục phẩm được mang đai, đi hia. Người tôn thất đội mũ phương thắng màu đen. Chức võ, lục phẩm đội mũ chiết xung, tước cao màu không có chức được mang đai và đội mũ giác đính, thất phẩm đội mũ thái cổ, tòng thất phẩm đội mũ toàn hoa. Vương hầu đội mũ viên du. Ngự sử đài đội mũ khước phi. Nhà vua búi tóc, dùng theo bọc và buộc lại, trông như khăn nhà đạo sĩ, chỉ rộng hơn một ít, còn tóc ở hai bên thì vẫn để lộ ra và xõa xuống. Các quan được mặc áo bào và cầm hốt. Có những trường hợp đi chân đất.
Trang phục nhân dân
Triều đình thời Trần mấy lần quy định chế độ mũ áo cho các quan văn, quan võ, còn đối với nhân dân không thấy nêu những điều lệ cụ thể. Duy chỉ được biết là trong nhân dân, trừ phụ nữ không bị cấm, còn không ai được mặc màu trắng. Ai mặc màu trắng là phạm pháp. Có thể đây là để giành riêng màu trắng cho những người tôi tớ trong cung, tránh sự lẫn lộn trong xã hội? Các màu xanh, đỏ, vàng, tía, cũng không dùng.
Đàn bà thường mặc áo tứ thân màu đen, trong lót vải trắng để may viền vào cổ áo, rộng khoảng 13cm, cắt tóc để lại chừng 10cm rồi buộc túm lên đỉnh đầu, xong uốn cong đuôi tóc và buộc lại lần nữa hình giống như cây bút, không để tóc mai, không búi tóc phía sau đầu, không đeo vòng khuyên. Những người giàu thì cài trâm đồi mồi, còn thì cài trâm bằng xương hoặc sừng, không dùng phấn sáp hay xoa dầu.
Đàn ông thường cởi trần hoặc mặc áo tứ thân màu đen, cổ áo tròn bằng the, quần mỏng bằng lụa thâm. Đại đa số cạo trọc đầu (kể cả trẻ em). Có người chùm đầu bằng khăn lụa. Ngày thường ở nhà, chỉ để đầu trần, khi tiếp khách mới đội chăn, khi ra đường mang khăn theo, đều đi đất, cũng có người đi giầy da, nhưng khi vào cung vua thì cởi ra.
Trong nhân dân vẫn phổ biến tục nhuộm răng đen và ăn trầu.
Tục xăm mình thời Trần rất phổ biến, đạt đến trình độ nghệ thuật, và đã có thợ chuyên vẽ hình.
Trong khi quân đội thời Trần đều thích lên cánh tay hai chữ "Sát Thát", thì nhân dân Đại Việt, nhiều người, dù là người đã có con cháu, cũng xăm lên bụng những chữ "Nghĩa dĩ quyên khu, hình vu báo quốc" thể hiện tinh thần vì việc nghĩa liều thân, báo đền ơn nước. Xăm mình, thích chữ vừa là truyền thống, vừa là thi hành lời thề thiêng liêng, vừa thể hiện một tinh thần thượng võ. Đồng thời, đó cũng là một hình thức trang điểm trên thân thể phản ánh quan niệm về cái đẹp của người đương thời.
Nhìn nhận chung, trang phục thời Trần có những sắc thái đặc biệt, nó không tách rời ảnh hưởng của một nguyên lý thẩm mỹ xuất phát từ tinh thần thượng võ Đông Aá, bắt nguồn từ truyền thống dựng nước, giữ nước oanh liệt của dân tộc. Trong vòng 30 năm ba lần so gươm, đọ dáo với một kẻ thù khét tiếng hung hãn đang "làm cỏ" nhiều nước trên thế giới, quân dân Đại Việt, với lòng yêu nước nồng nàn, với sức mạnh đoàn kết chặt chẽ, với trí thông minh sáng tạo, đã phải thường xuyên cảnh giác, thường xuyên rèn luyện, liên tục chiến đấu ngoan cường và đã giành được thắng lợi huy hoàng. Thực tế khách quan ấy không cho phép một sự cầu kỳ, phức tạp, tản mạn... trên mọi hình thái đời sống xã hội thời ấy, trong đó có phần trang phục, trang sức. (Ví dụ như phụ nữ không trang điểm diêm dúa cho tới về sau khá lâu, vua quan đều ăn mặc giản dị...).
Tuyệt đại đa số nhân dân đều đi chân đất và mặc áo tứ thân quen thuộc. Màu vải đen là màu phổ biến. Nam giới, hầu hết già trẻ đều cạo trọc đầu, vì theo đạo Phật, còn là nói lên tinh thần của một đất nước "toàn dân vi binh".
Đặc biệt là tục thích chữ, xăm mình, biểu hiện sự hòa hợp với thiên nhiên, biểu hiện ý thức tiếp nối truyền thống, không quên gốc Tổ, biểu hiện tinh thần quyết tâm chiến đấu cho nền độc lập của dân tộc. Những hình xăm trên mình, những chữ thích trên cánh tay, trên bụng nhắc nhở bản thân từng người, nhắc nhở lẫn nhau, đồng thời cũng là một thái độ rõ ràng với quân địch (nhất là khi bị bắt): tự nhận mình là kẻ tử thù với chúng.
Chỉ sau khi ba lần đánh thắng quân Nguyên, triều đình mới ban hành các quy định về mũ áo cho các quan, và về thực chất, các kiểu trang phục ấy, kể cả những hình thức quần áo trong nhân dân về sau này tuy không được giản đơn như thời kháng chiến - cũng là lẽ tất yếu - nhưng vẫn giữ được phong cách khoáng đạt, khỏe khoắn chung mang hơi thở của thời đại. Hiện tượng những người phục vụ nhà vua, quân lính trong khi làm nhiệm vụ, kể cả khi ở triều đình, vẫn được cởi trần, như các tầng lớp nhân dân khác, là điều chứng minh. Tinh thần độc lập, tự chủ còn được thể hiện ở việc triều đình quy định về màu sắc trang phục: nhà Trần không theo quan điểm của Khổng giáo coi trọng chính sắc, mà vẫn dùng các màu gián sắc như màu tía, màu hồng, màu biếc, màu lục v.v... để may mặc cho các quan các cấp.
Bên cạnh hình các nhạc công, vũ nữ với những bộ trang phục đẹp đẽ, có những dải lụa mỏng phấp phới uốn lượn như lướt theo động tác múa, bay lên như hòa quyện cùng âm thanh, điệu múa, rộn ràng, sống động..., bên cạnh những họa tiết long, ly, quy, phượng, sen, cúc, trúc, mai... là hình tượng "thanh cao" chốn cung đình, còn có những hình rồng mập, khỏe và còn biết bao hình ảnh con nai, con cá, rong, rêu, cây cỏ, mây nước... rất gần gũi với nhân dân. Những họa tiết trên gốm, hình hoa dây mềm mại tinh tế, họa tiết sóng xô, nước cuốn chạm khắc trên đá, gỗ... tất cả đã toát lên đặc điểm phẩm chất con người và đất nước Đại Việt thời Trần.
(sưu tầm)
Trang phục triều đình
Năm Hưng Long thứ 8 (1300), quan võ dùng kiểu mũ áo mới. Quan văn đội mũ chữ đinh màu đen. Tụng quan đội mũ toàn hoa (mũ hoa thủng có hai vòng vàng đính ở hai bên) màu xanh như kiểu cũ. Cửa tay áo các quan văn, võ rộng từ 9 tấc đến 1 thước 2 tấc, kiểu hẹp từ 8 tấc trở xuống thì không được dùng. Các quan văn võ không được mặc xiêm. Tụng quan không được mặc thường.
Sau đó (1301) lại cho phép các quan đội mũ chữ đinh, thêm miếng lụa bọc tóc màu tía pha màu biếc (bịt lên đầu dùng để buộc chân tóc lại, bỏ thừa về đằng sau).
Vương hầu nào tóc dài thì đội mũ triều thiên, người nào tóc ngắn thì đội bao cân (1303). Có lẽ đây là loại khăn chùm đầu màu xanh thẫm mà Trần Phu đã nhắc đến trong bài An Nam tức sự (1294).
Đến năm 1395, Lịch Triều tạp kỷ lại quy định mũ áo của các quan văn, võ. Nhất phẩm thì màu tía, nhị phẩm: màu đại hồng, tam phẩm: màu đào hồng, tứ phẩm, ngũ phẩm: màu lục, thất phẩm: màu biếc, bát, cửu phẩm: màu xanh. Người không có phẩm hàm và nô bộc: màu trắng. Người hầu trong cung thì mặc váy mở, không dùng xiêm.
Các quan theo hầu, chức văn từ lục phẩm trở lên được đội mũ cao sơn (chánh lục phẩm: mũ màu đen, tòng lục phẩm: màu xanh). Chánh lục phẩm được mang đai, đi hia. Người tôn thất đội mũ phương thắng màu đen. Chức võ, lục phẩm đội mũ chiết xung, tước cao màu không có chức được mang đai và đội mũ giác đính, thất phẩm đội mũ thái cổ, tòng thất phẩm đội mũ toàn hoa. Vương hầu đội mũ viên du. Ngự sử đài đội mũ khước phi. Nhà vua búi tóc, dùng theo bọc và buộc lại, trông như khăn nhà đạo sĩ, chỉ rộng hơn một ít, còn tóc ở hai bên thì vẫn để lộ ra và xõa xuống. Các quan được mặc áo bào và cầm hốt. Có những trường hợp đi chân đất.
Trang phục nhân dân
Triều đình thời Trần mấy lần quy định chế độ mũ áo cho các quan văn, quan võ, còn đối với nhân dân không thấy nêu những điều lệ cụ thể. Duy chỉ được biết là trong nhân dân, trừ phụ nữ không bị cấm, còn không ai được mặc màu trắng. Ai mặc màu trắng là phạm pháp. Có thể đây là để giành riêng màu trắng cho những người tôi tớ trong cung, tránh sự lẫn lộn trong xã hội? Các màu xanh, đỏ, vàng, tía, cũng không dùng.
Đàn bà thường mặc áo tứ thân màu đen, trong lót vải trắng để may viền vào cổ áo, rộng khoảng 13cm, cắt tóc để lại chừng 10cm rồi buộc túm lên đỉnh đầu, xong uốn cong đuôi tóc và buộc lại lần nữa hình giống như cây bút, không để tóc mai, không búi tóc phía sau đầu, không đeo vòng khuyên. Những người giàu thì cài trâm đồi mồi, còn thì cài trâm bằng xương hoặc sừng, không dùng phấn sáp hay xoa dầu.
Đàn ông thường cởi trần hoặc mặc áo tứ thân màu đen, cổ áo tròn bằng the, quần mỏng bằng lụa thâm. Đại đa số cạo trọc đầu (kể cả trẻ em). Có người chùm đầu bằng khăn lụa. Ngày thường ở nhà, chỉ để đầu trần, khi tiếp khách mới đội chăn, khi ra đường mang khăn theo, đều đi đất, cũng có người đi giầy da, nhưng khi vào cung vua thì cởi ra.
Trong nhân dân vẫn phổ biến tục nhuộm răng đen và ăn trầu.
Tục xăm mình thời Trần rất phổ biến, đạt đến trình độ nghệ thuật, và đã có thợ chuyên vẽ hình.
Trong khi quân đội thời Trần đều thích lên cánh tay hai chữ "Sát Thát", thì nhân dân Đại Việt, nhiều người, dù là người đã có con cháu, cũng xăm lên bụng những chữ "Nghĩa dĩ quyên khu, hình vu báo quốc" thể hiện tinh thần vì việc nghĩa liều thân, báo đền ơn nước. Xăm mình, thích chữ vừa là truyền thống, vừa là thi hành lời thề thiêng liêng, vừa thể hiện một tinh thần thượng võ. Đồng thời, đó cũng là một hình thức trang điểm trên thân thể phản ánh quan niệm về cái đẹp của người đương thời.
Nhìn nhận chung, trang phục thời Trần có những sắc thái đặc biệt, nó không tách rời ảnh hưởng của một nguyên lý thẩm mỹ xuất phát từ tinh thần thượng võ Đông Aá, bắt nguồn từ truyền thống dựng nước, giữ nước oanh liệt của dân tộc. Trong vòng 30 năm ba lần so gươm, đọ dáo với một kẻ thù khét tiếng hung hãn đang "làm cỏ" nhiều nước trên thế giới, quân dân Đại Việt, với lòng yêu nước nồng nàn, với sức mạnh đoàn kết chặt chẽ, với trí thông minh sáng tạo, đã phải thường xuyên cảnh giác, thường xuyên rèn luyện, liên tục chiến đấu ngoan cường và đã giành được thắng lợi huy hoàng. Thực tế khách quan ấy không cho phép một sự cầu kỳ, phức tạp, tản mạn... trên mọi hình thái đời sống xã hội thời ấy, trong đó có phần trang phục, trang sức. (Ví dụ như phụ nữ không trang điểm diêm dúa cho tới về sau khá lâu, vua quan đều ăn mặc giản dị...).
Tuyệt đại đa số nhân dân đều đi chân đất và mặc áo tứ thân quen thuộc. Màu vải đen là màu phổ biến. Nam giới, hầu hết già trẻ đều cạo trọc đầu, vì theo đạo Phật, còn là nói lên tinh thần của một đất nước "toàn dân vi binh".
Đặc biệt là tục thích chữ, xăm mình, biểu hiện sự hòa hợp với thiên nhiên, biểu hiện ý thức tiếp nối truyền thống, không quên gốc Tổ, biểu hiện tinh thần quyết tâm chiến đấu cho nền độc lập của dân tộc. Những hình xăm trên mình, những chữ thích trên cánh tay, trên bụng nhắc nhở bản thân từng người, nhắc nhở lẫn nhau, đồng thời cũng là một thái độ rõ ràng với quân địch (nhất là khi bị bắt): tự nhận mình là kẻ tử thù với chúng.
Chỉ sau khi ba lần đánh thắng quân Nguyên, triều đình mới ban hành các quy định về mũ áo cho các quan, và về thực chất, các kiểu trang phục ấy, kể cả những hình thức quần áo trong nhân dân về sau này tuy không được giản đơn như thời kháng chiến - cũng là lẽ tất yếu - nhưng vẫn giữ được phong cách khoáng đạt, khỏe khoắn chung mang hơi thở của thời đại. Hiện tượng những người phục vụ nhà vua, quân lính trong khi làm nhiệm vụ, kể cả khi ở triều đình, vẫn được cởi trần, như các tầng lớp nhân dân khác, là điều chứng minh. Tinh thần độc lập, tự chủ còn được thể hiện ở việc triều đình quy định về màu sắc trang phục: nhà Trần không theo quan điểm của Khổng giáo coi trọng chính sắc, mà vẫn dùng các màu gián sắc như màu tía, màu hồng, màu biếc, màu lục v.v... để may mặc cho các quan các cấp.
Bên cạnh hình các nhạc công, vũ nữ với những bộ trang phục đẹp đẽ, có những dải lụa mỏng phấp phới uốn lượn như lướt theo động tác múa, bay lên như hòa quyện cùng âm thanh, điệu múa, rộn ràng, sống động..., bên cạnh những họa tiết long, ly, quy, phượng, sen, cúc, trúc, mai... là hình tượng "thanh cao" chốn cung đình, còn có những hình rồng mập, khỏe và còn biết bao hình ảnh con nai, con cá, rong, rêu, cây cỏ, mây nước... rất gần gũi với nhân dân. Những họa tiết trên gốm, hình hoa dây mềm mại tinh tế, họa tiết sóng xô, nước cuốn chạm khắc trên đá, gỗ... tất cả đã toát lên đặc điểm phẩm chất con người và đất nước Đại Việt thời Trần.
(sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Cảm ơn bạn đã ghé thăm trang Những điều nhỏ bé, rất hân hạnh được đọc những lời chia sẻ chân tình của bạn. Chúc bạn luôn thành đạt và hạnh phúc trong cuộc sống.