Trang phục thời Lê - Mạc

Trang phục của vua, chúa và thủ lĩnh nông dân khởi nghĩa Tây Sơn

Đời Lê Thái Tông, từ năm 1434, những khi đại lễ như lễ tế trời, tế tôn miếu, lễ lên ngôi, lễ thánh tiết, Tết Nguyên đán..., vua mặc áo long cổn, đầu đội mũ miện. Còn lễ thường triều, những ngày mồng một, ngày rằm hàng tháng, thì mặc hoàng bào, đội mũ xung thiên. Sau này đại lễ vua cũng chỉ mặc hoàng bào, đội mũ xung thiên, mang đai ngọc. Khi thường triều, đội mũ tam sơn, mặc áo màu xanh huyền. Ngày giỗ k?hà Thái miếu chỉ đội mũ bình đính mặc áo thanh cát.

Trong các đại lễ, chúa Trịnh mặc áo bào tía, đội mũ xung thiên, mang đại ngọc. Khi lễ thường (như lễ thị chính, triều hội và yết kiến) đều đội mũ tam sơn, mặc áo bào tía. Khi yết lầu kính thiên hoặc là sinh nhật ở Thái miếu thì đội mũ bình đính, mặc áo thanh cát màu hỏa minh. Lễ k?t các vị đời gần thì dùng mũ bình đính, mặc áo vải thâm.

Trang phục của chúa Trịnh không khác biệt gì trang phục của vua Lê mà chỉ khác về màu sắc (vua dùng màu vàng, chúa dùng màu tía), biểu hiện một sự lấn quyền nghiêm trọng. Điều này còn được chứng minh cả ở trang phục tầng lớp con cháu vua chúa. Con sẽ nối ngôi vua (Hoàng Thái tử) mặc áo xanh, đội mũ dương đường. Con sẽ nối ngôi chúa (Vương Thế tử) mặc áo đỏ, đội mũ dương đường cánh chuồn dát vàng, bố tử hình kỳ lân thêu kim tuyến, mang đai đính đá quý bịt vàng. Khi chầu ở phủ chúa mới mặc áo thanh cát có dây thao kép (giáp thao) xây hạt ngọc, dát vàng, đội mũ ô sa.

Họ Nguyễn ở phía Nam, tuy vẫn xưng là chúa nhưng thật ra vẫn chỉ là tước Thái Bảo quận công của nhà Lê.

Năm 1466, vua Lê Thánh Tông định màu phẩm phục cho các quan văn võ: từ nhất phẩm đến tam phẩm cho mặc áo màu hồng, tứ, ngũ phẩm: màu lục. Ngoài ra đều mặc áo màu xanh.

Năm 1469, nhắc lại: chỉ có thân quân mới được dùng nón thủy ma và nón sơn đỏ.

Năm 1471, ban mẫu họa đồ về hoa dạng của bố tử văn: vẽ loài cầm, võ: vẽ loài thú; nếu chức tước là công, hầu, bá, phò mã và quan đường thượng ở Ngự sử đài đều vẽ hai còn. Các chi tiết mây, núi, nước, hoa, cây, tùy ý chế tác. Các sắc xanh, vàng, đỏ, trắng, kim, biếc, lục tùy nghi thêu thùa không nhất thiết phải thêm vàng gấm cả, có thể dùng kim tuyến cũng được.

Năm 1486, định kiểu mũ chầu: các quan văn võ vào chầu đội mũ ô sa, hai cánh chuồn phải nhất luật hơi hướng về đằng trước, không được tự ý làm ngang hay lệch.

Năm 1499 (đời Lê Hiến Tông), định rõ y phục thường triều (từ tháng 10 trở đi, mặc áo là bằng gai tơ, từ tháng 2 trở đi, mới mặc áo sa).

Năm 1500, nhà vua hạ chiếu "Tất cả quan lại, quân và dân đều phải tuân theo chế độ mũ áo mới định":

Hoàng thân và quan văn, quan võ từ tam phẩm trở lên có tước công đội mũ phác đầu, nhưng mũ của hoàng thân trang sức bằng vàng, quan văn, quan võ trang sức bằng bạc. Aáo: dùng màu tía. Bố tử: các tước công trong hoàng thân dùng hình con kỳ lân; quan nhất, nhị phẩm về hàng văn dùng hình con tiên hạc, về hàng võ: con sư tử; tam phẩm, văn: hình con cẩm kê, võ: con trạch trạch. Đai lưng: dùng sừng con tê hoa, đai của hoàn thân trang sức bằng vàng, quan văn, quan võ hàm nhất, nhị phẩm trang sức bằng bạc; tam phẩm: dùng đồi mồi trang sức bằng bạc, bao lưng: dùng lụa đỏ.

Các quan từ tứ phẩm đến ngũ phẩm, mũ: về hàng võ đội nón sơn trắng, về hàng văn đội mũ phác đầu, không trang sức. Aáo màu lục. Bố tử: quan tứ phẩm, dùng hình con hổ, văn dùng hình con vân nhạn. Đai lưng: quan văn, quan võ đều dùng đồi mồi, trang sức bằng thau. Bao lưng: lụa đỏ.

Lục phẩm trở xuống: Về hàng võ đội nón sơn đỏ, về hàng văn đội mũ phác đầu, không trang sức. Aáo màu xanh. Bố tử, võ, hình con voi. Văn: hình con bạch nhạn. Đai lưng: quan văn, quan võ đều dùng tốc hương, chung quanh viền thau. Bao lưng: bằng đoạn thâm.

Áo mặc khi thường triều: các quan hàm nhất, nhị phẩm trở lên dùng hàng gấm vóc có dệt hoa lá sặc sỡ, tam phẩm đến ngũ phẩm dùng các hàng gấm vóc, lục phẩm trở xuống dùng các hàng tơ lĩnh.

Mệnh phụ đều theo với phẩm trật của chồng (tức là được dùng mũ áo của bậc quan kém bậc quan của chồng một bậc). Người đàn bà nào chính bản thân làm nên sang hiển, thì không phải kém mũ áo của chồng một bậc.

Giám sinh, nho sinh, học sinh, sinh đồ, lại điền và quan viên tử quan viên tôn đều dùng các hàng lĩnh, là, hoặc vải lụa.

Năm 1653 (đời Lê Thần Tông), định mẫu y phục trong nước, dài rộng khác nhau: quan văn, từ khoa đạo, quan võ, từ quận công mặc áo thanh cát, đều dùng lá phủ đằng sau. Người khác không được mặc kiểu đó.

Năm 1661, vua Lê Chấn Tông định rõ thêm:

- Mũ áo của hoàng thân, vương tử, văn võ trăm quan dùng khi vào chầu vua Lê.

- Mũ ô sa, áo thanh cát của hoàng thân, vương tử, văn võ trăm quan khi vào hầu phủ Chúa.

Năm 1664 (đời Lê Huyền Tông), định rõ áo thường mặc của các quan bằng vải thanh cát, tay rộng 9 tấc 5 phân (khoảng 30m), nách rộng 8 tấc 2 phân (khoảng 27cm).

Năm 1725 (đời Lê Dụ Tông) lại định rõ phẩm phục trăm quan khi đại triều ở cung điện vua Lê và khi chầu hầu ở phủ chúa Trịnh. Năm 1767 đối với các vị thân thổ trong đền cũng định ra phẩm cách về mũ áo, nghi trượng, phân biệt rõ ràng.

Khoảng những năm này, mũ bình đính được thông dụng từ quan cao cấp cho tới kẻ lại sĩ, nhưng tùy cấp bậc mà làm mũ cao, thấp. Vua cũng đội mũ bình đính nhưng thêu thêm chỉ kim tuyến.

Mũ chữ đinh chia làm ba loại: loại một thì hình tròn, đỉnh mũ bằng phẳng, dệt bằng lông đuôi ngựa, nạm vàng bạc ở phía trước để phân biệt thứ bậc, vua và chúa khi thường cũng dùng, con vua, con chúa khi vào hầu mới đội, thứ hai là mũ lục lăng, đỉnh mũ trũng xuống, làm bằng sa nam, giành cho các quan nội giám; thứ ba là mũ hình tròn làm bằng vải thanh cát may túm lại, để cho kẻ sĩ thứ, quân lính và thơ lại thường dùng.

Ngoài những điều quy định bằng văn tự để lại, một số tượng của thời Lê còn cho ta biết được cụ thể thêm về trang phục trong triều đình hay ngoài nhân dân: Võ phục có áo giáp dài đến đầu gối, được trang trí nhiều họa tiết như hình vẩy rồng, ở trước ngực có hình bố tử. Trong áo giáp có hai lớp áo nữa: áo ngoài tay rộng, áo trong tay chật. Ngoài ra, còn có mũa, đai, hia đầy đủ.

Ơở trường hợp khác, còn thấy loại mũ (hay khăn) đội chùm gáy với tấm áo dài chấm gót, tay áo rất rộng... Qua tranh vinh quy của quan văn, qua tranh chân dung Nguyễn Trãi (dù có thể là về sau mới vẽ), ta thấy nhiều hình ảnh rất gần với chi tiết trong sách đã ghi về phẩm phục triều Lê: Mũ cánh chuồn, hai cánh hướng về phía trước, tay áo rộng, ngực có bố tử thêu, mang đai, chân đi hia.

Trang phục của phụ nữ trong triều đình cũng được phản ánh trên những tượng chân dung hay ở các bức chạm gỗ, như tượng vợ vua Lê, tượng người hầu trong cung...

Trang phục của các vợ vua Lê: bên trong là tấm yếm (hoặc áo cánh?) cổ tròn, kín ngực. Bên ngoài mặc áo dài mở giữa, buông vạt, nẹp trang trí đẹp (loại áo này ống tay chật). Đều thắt bao lưng vải buộc múi trước bụng. Một tượng khác có đeo vân kiên rộng, thêu nhiều hình trang trí, phủ cả hai vai và ngực. Tiếp theo là những dải vải đẹp tỏa kín bụng. Tượng nào cũng đội mũ đẹp, chạm trổ tinh vi, cho ta cảm giác là làm bằng vàng. Đặc biệt từ thời gian này ta thấy xuất hiện hình ảnh người phụ nữ Việt Nam để tóc dài, vấn khăn, rẽ đường ngôi giữa. Mặc áo dài cổ tròn, tay áo chật, có xẻ một đoạn ở cổ tay áo để khi mặc cho bàn thay luồn qua dễ dàng. Thắt lưng buông dải trước bụng, váy dài và rộng. Có người còn mang những dải xiêm đẹp rủ xuống chân.

- Ơở những tượng cung nữ ta thấy hình thức búi tóc gọn lên đỉnh đầu từ thời Trần đến thời Lê vẫn còn tồn tại. Đời vua Lê Hiển Tông (1418 - 1504) cho phép cung nhân khi hầu thường được búi tóc lệch, lúc ra tấu nhạc thì đội mũ chữ đinh tròn.

Đồ trang sức có vòng tay tròn dẹt, hoa tai hình quả bầu, hình hoa sen hay khuyên tròn.

Trang phục nhân dân

Dưới thời Lê, triều đình rất quan tâm đến vấn đề trang phục, không những đối với quan, quân mà cả đối với nhân dân lao động, trên cơ sở quyền lợi của giai cấp thống trị.

Năm 1448, để phân biệt đẳng cấp và để đề phòng những hiện tượng tiếm lấn, vua Lê Nhân Tông ra lệnh cho Bộ Lê yết biểu cấm dân gian mặc áo màu vàng, đi hài, mang giầy và dùng đồ đạc chạm rồng, vẽ phượng.

Năm 1467, cấm dệt mũ mát vì cho rằng nhiều người cắt trộm lông đuôi ngựa của triều đình để làm mũ này.

Năm 1469, cấm nhân dân dùng nón thủy ma và nón sơn đỏ là các đồ đội của quân lính bảo vệ kinh thành. Lại cấm làm và bán thứ nón sắc trắng như phấn. Hiện tượng cạo trọc đầu trong nhân dân đã bị hạn chế; chỉ sư sãi mới được gọt tóc. Lệnh của triều đình: Người không phải sư sãi không được gọt tóc (1470).

Năm 1497, cấm quan viên và nhân dân làm mũ bằng ngọc, thủy tinh.

Năm 1664, quy định kích thước tay áo của nhân dân rộng 9 tấc (khoảng 30 cm), nách rộng 7 tấc 8 phân (khoảng 26 cm), hẹp hơn kích thước áo các quan.

Năm 1696, cấm nhân dân ở ven biên giới không được mặc theo kiểu trang phục phương Bắc.

Một thời kỳ, nhân dân đi việc công hay mặc áo màu thậm (chuy y). Ơở thôn quê mặc áo vải trắng thô. Đến giai đoạn sau thường mặc áo thanh cát. Aáo thanh có màu hỏa minh (màu xanh đậm), màu vi minh và màu quỳ, tục gọi là màu sừng. Màu quỳ được ưa chuộng hơn cả. Còn hai màu trên, về sau ở thành thị ai cũng cho là màu quê mùa ít dùng.

Đàn bà lao động thường mặc yếm cổ xây, cánh tay để trần, mặc váy ngắn, thắt lưng thả múi phía trước. Đầu thường dùng khăn lượt để cuốn tóc, lúc yết kiến bậc tôn trưởng lại xõa tóc xuống để làm kính lễ.

Trang phục đàn ông không có gì đặc biệt lắm. Khi lao động thường cởi trần, đóng khố.

Hình thức búi tóc vẫn còn phổ biến. Có thời gian, khi đi việc công, ra đường mặc áo màu quỳ, búi tóc, đội nón. Nhưng rồi bất cứ lúc nào người ta cũng mặc áo màu quỳ, đầu không đội nón mà búi tóc trần đi ra đường, làm nhiều nhà nho nghiêm khắc lên án cho là một biểu hiện không hay.

Trang phục của các nhà tu hành thời Lê như tấm áo pháp khoác ngoài ở pho tượng Tây Thiên Đông Đô Việt Nam lịch đại tổ (chùa Bút Tháp - Hà Bắc) hay ở pho tượng Tôn Giả, các vị tổ chùa Tây Phương (Hà Sơn Bình) đều là các loại áo rộng, thoáng mát.

Y phục của sư sãi khi hành lễ cũng đã được triều đình quy định: Hòa thượng mặc áo màu lục, cà sa bào màu đỏ, mũ cũng màu đỏ. Tăng chính, tăng phó mặc áo xanh, cà sa bào và mũ màu lục. Chúng tăng có độ điệp thì áo đen, cà sa bào và mũ màu xanh. Lúc trụ trì bình thường thì hòa thượng mặc áo xanh, tăng chính, tăng phó áo đen, chúng tăng áo mộc lan màu đen xám.

Cho đến thời Lê, trong xã hội thấy đã có nhiều loại nón: Đàn ông, đàn bà thôn quê đội nón xuân lôi tiểu lạp, tục gọi là nón sọ nhỏ. Người ở Kinh thành thường đội nón liên diệp, tục gọi là nón lá sen. Trẻ con đội nón tiểu liên diệp, tục gọi là nó nhỏ khuôn. Các ông già đội nón ngoan xác, tục gọi là nón mềm giải hay là nón tam giang. Con nhà quan và học trò các học hiệu thì đội nón phương đẩu đại, tục gọi là nón lá. Họ hàng nhà quan và một số ông già đội nón cổ châu, tục gọi là nón dâu. Lính tráng đội nón trạo lạp, tục gọi là nón chèo vành. Người hầu hạ và vợ con lính tráng đều đội nón viên đẩu, tục gọi là nón khua. Các nhà sư đội nón cẩu diện, tục gọi là nó tu lờ. Người có tang đội nón xuân lôi đại, tục gọi là nón cạp. Người có trở một năm trở xuống đội nón cổ châu, quai bằng mây. Nhà quan và nhà quyền thế có tang đội nón cẩu diện để phân biệt. Người trong Thanh, Nghệ đội nón viên cơ, tục gọi là nón nghệ... Có thời gian ở thôn quê theo dáng nón ngoan xác mà làm thấp phần trên đi, gọi là nón toan bì, tục gọi là nón vỏ bứa.

(sưu tầm)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cảm ơn bạn đã ghé thăm trang Những điều nhỏ bé, rất hân hạnh được đọc những lời chia sẻ chân tình của bạn. Chúc bạn luôn thành đạt và hạnh phúc trong cuộc sống.