Phân việc nhà cho con là một cách tốt để xây dựng lòng tự trọng, sự tự tin và tinh thần trách nhiệm ở trẻ. Bé lớn có thể giúp mẹ việc nội trợ, qua đó biết cách quan tâm đến bản thân giống như người lớn, có ý thức cao hơn để hoàn thành công việc.
Cha mẹ và con cái sẽ có nhiều "phần thưởng" hơn nếu như mọi người đều góp phần chia sẻ công việc. Khi trẻ có nhiệm vụ để làm, cha mẹ sẽ có nhiều thời gian dành cho bé hơn thay vì cuống quýt làm hết việc này đến việc khác.
Đừng đánh giá thấp con trẻ
Khi giao việc cho con, lỗi lầm đầu tiên mà cha mẹ mắc phải chính là đánh giá khả năng của con trẻ. Bé có thể làm được nhiều việc hơn những gì mà cha hoặc mẹ muốn chúng làm. Khi trẻ có khả năng truy cập vào mạng thì cũng sẽ có khả năng lau bụi trên sàn gỗ hoặc hút bụi trên thảm.
Bà Wanda Yates sống tại Philadelphia (Mỹ) nhớ lại “Con trai lớn nhất của tôi giúp đỡ tôi ngay từ khi bé 2 tuổi. Bé theo tôi trong nhà và đặt túi đựng rác vào sọt khi tôi bỏ túi rác cũ đi". Đứa con bé nhất của bà hiện 3 tuổi và cũng làm việc đó cùng một số việc khác nữa. Bé rất tự hào, rất vui khi bố mẹ thừa nhận những việc mà bé làm được.
Yêu cầu phải rõ ràng
Cha mẹ cần đưa ra những mong đợi rõ ràng và nhất quán. Khi hướng dẫn nhiệm vụ cho trẻ, phải dựa vào lứa tuổi của con để hướng dẫn nhiều hay ít. Có một số cách làm dịu căng thẳng khi trẻ làm những việc mà bạn giao:
Lập biểu đồ: Dùng biểu đồ hoặc lịch để đánh dấu các công việc. Tuỳ theo lứa tuổi mà có nhiều cách khác nhau để giúp trẻ hoàn thành bổn phận. Với những trẻ nhỏ chưa biết đọc, bạn hãy dán những bức ảnh nhỏ lên “lịch làm việc hằng ngày” để bé có thể biết mình đã hoàn thành việc gì trong hôm nay. Sau khi bé đã làm xong việc trong ngày, bạn hãy phác thảo ra công việc ngày hôm sau để bé biết cần phải làm gì tiếp theo. Với trẻ lớn hơn, việc ghi chép lại những công việc hằng ngày sẽ có hiệu quả.
Kiểm tra hằng ngày: Cuối ngày, bạn hãy kiểm tra lại biểu đồ. Nhìn những miếng dán (sticker) trên “lịch làm việc” hoặc chỉ cần kiểm tra các điểm đánh dấu là bạn đã biết rằng bé có hoàn thành công việc trong ngày hay không.
Cụ thể: Trước khi bạn bắt đầu phân việc, bạn hãy họp với trẻ để trẻ biết bạn mong đợi ở chúng điều gì và chúng sẽ nhận được gì từ công việc đó. Vạch rõ ràng các chi tiết của mỗi việc.
Làm cho công việc trở nên vui vẻ và thú vị: Có nhiều việc để trẻ có thể chọn làm. Nếu bé chọn làm một việc ngoài danh sách đó mà đáng được thưởng thì bạn hãy thưởng cho bé.
Tạo động cơ
Một số cha mẹ dùng tiền bạc để làm động cơ thúc đẩy con cái làm việc, nhưng đó là một lựa chọn mang tính chất cá nhân. Điều quan trọng là bạn đang cố gắng dạy bé tinh thần trách nhiệm chứ không phải là hối lộ chúng. Trẻ hào hứng với các hệ thống phần thưởng và rất tự hào với hệ thống đó. Bạn đừng quên nói với trẻ rằng những công việc mà trẻ đang làm đều là những công việc tuyệt vời.
Một bà mẹ ở Inverness Mỹ), cho biết, khi các con ở nhà, bà phân việc cho chúng theo tuần; dùng một bảng để dán những bức tranh nhỏ làm phần thưởng. Bọn trẻ rửa bát, gấp khăn tắm, quét nhà, hút bụi và cả cọ rửa nhà tắm. Chúng còn có tinh thần trách nhiệm đối với phòng ngủ của mình và cất quần áo đúng nơi quy định.
Dưới đây là một số gợi ý các công việc phù hợp với lứa tuổi khi bắt đầu giao việc cho con :
Trẻ từ 2 đến 4 tuổi: Đặt quần áo bẩn vào chậu giặt (hoặc vào rổ), cất dọn đồ chơi, mang bát vào bồn sau khi ăn xong, thay giấy vệ sinh trong nhà tắm.
Trẻ từ 5 đến 7 tuổi: Dọn dẹp giường mỗi sáng, hút bụi, ra lấy báo hoặc thư, cho chó hoặc mèo ăn, lau bụi trên sàn gỗ hoặc trên bàn, lau bụi trên bậu cửa sổ, nhặt lá, đeo cặp lên vai để sẵn sàng tới trường, giữ cho phòng ngủ ngăn nắp.
Trẻ trên 8 tuổi: Chuẩn bị cho bữa trưa mang tới trường, lau bụi, hút bụi, dọn bàn ăn, lau bàn ăn, cho bát đĩa vào máy rửa bát, lau khô bát đĩa, gấp quần áo, quét nhà, lau sàn, nhặt giác, phân loại quần áo và làm tất cả các công việc dành cho các bé từ 2 đến 7 tuổi đã kể trên.
Bạn hãy nhớ rằng đối với trẻ nhỏ hơn, bạn cần giao những công việc đơn giản, ít chi tiết hơn. Đừng mong đợi quá nhiều ở trẻ. Mục đích khi giao việc cho con là dạy con giá trị của lao động chăm chỉ, và chúng ta muốn con thành công chứ không phải thất bại với công việc đó. Thái độ của con trẻ đối với công việc sẽ phản hồi cách bạn phản ứng khi bé hoàn thành công việc. Bạn thường xuyên khen ngợi bé, nhưng phải đảm bảo cho bé hiểu rằng để trông nom nhà cửa thì cần phải làm những công việc này.
Nhà sư phạm học Elizabeth Pantley cho rằng, giao việc cho con trẻ là một cách tốt nhất để xây dựng lòng tự trọng và nhận thức về năng lực của bé. Những bé biết coi việc nhà là một điều bình thường của cuộc sống thì bé sẽ dễ dàng bước vào giai đoạn trưởng thành hơn so với những trẻ không có tinh thần trách nhiệm với các công việc đó.
(sưu tầm)
Cha mẹ và con cái sẽ có nhiều "phần thưởng" hơn nếu như mọi người đều góp phần chia sẻ công việc. Khi trẻ có nhiệm vụ để làm, cha mẹ sẽ có nhiều thời gian dành cho bé hơn thay vì cuống quýt làm hết việc này đến việc khác.
Đừng đánh giá thấp con trẻ
Khi giao việc cho con, lỗi lầm đầu tiên mà cha mẹ mắc phải chính là đánh giá khả năng của con trẻ. Bé có thể làm được nhiều việc hơn những gì mà cha hoặc mẹ muốn chúng làm. Khi trẻ có khả năng truy cập vào mạng thì cũng sẽ có khả năng lau bụi trên sàn gỗ hoặc hút bụi trên thảm.
Bà Wanda Yates sống tại Philadelphia (Mỹ) nhớ lại “Con trai lớn nhất của tôi giúp đỡ tôi ngay từ khi bé 2 tuổi. Bé theo tôi trong nhà và đặt túi đựng rác vào sọt khi tôi bỏ túi rác cũ đi". Đứa con bé nhất của bà hiện 3 tuổi và cũng làm việc đó cùng một số việc khác nữa. Bé rất tự hào, rất vui khi bố mẹ thừa nhận những việc mà bé làm được.
Yêu cầu phải rõ ràng
Cha mẹ cần đưa ra những mong đợi rõ ràng và nhất quán. Khi hướng dẫn nhiệm vụ cho trẻ, phải dựa vào lứa tuổi của con để hướng dẫn nhiều hay ít. Có một số cách làm dịu căng thẳng khi trẻ làm những việc mà bạn giao:
Lập biểu đồ: Dùng biểu đồ hoặc lịch để đánh dấu các công việc. Tuỳ theo lứa tuổi mà có nhiều cách khác nhau để giúp trẻ hoàn thành bổn phận. Với những trẻ nhỏ chưa biết đọc, bạn hãy dán những bức ảnh nhỏ lên “lịch làm việc hằng ngày” để bé có thể biết mình đã hoàn thành việc gì trong hôm nay. Sau khi bé đã làm xong việc trong ngày, bạn hãy phác thảo ra công việc ngày hôm sau để bé biết cần phải làm gì tiếp theo. Với trẻ lớn hơn, việc ghi chép lại những công việc hằng ngày sẽ có hiệu quả.
Kiểm tra hằng ngày: Cuối ngày, bạn hãy kiểm tra lại biểu đồ. Nhìn những miếng dán (sticker) trên “lịch làm việc” hoặc chỉ cần kiểm tra các điểm đánh dấu là bạn đã biết rằng bé có hoàn thành công việc trong ngày hay không.
Cụ thể: Trước khi bạn bắt đầu phân việc, bạn hãy họp với trẻ để trẻ biết bạn mong đợi ở chúng điều gì và chúng sẽ nhận được gì từ công việc đó. Vạch rõ ràng các chi tiết của mỗi việc.
Làm cho công việc trở nên vui vẻ và thú vị: Có nhiều việc để trẻ có thể chọn làm. Nếu bé chọn làm một việc ngoài danh sách đó mà đáng được thưởng thì bạn hãy thưởng cho bé.
Tạo động cơ
Một số cha mẹ dùng tiền bạc để làm động cơ thúc đẩy con cái làm việc, nhưng đó là một lựa chọn mang tính chất cá nhân. Điều quan trọng là bạn đang cố gắng dạy bé tinh thần trách nhiệm chứ không phải là hối lộ chúng. Trẻ hào hứng với các hệ thống phần thưởng và rất tự hào với hệ thống đó. Bạn đừng quên nói với trẻ rằng những công việc mà trẻ đang làm đều là những công việc tuyệt vời.
Một bà mẹ ở Inverness Mỹ), cho biết, khi các con ở nhà, bà phân việc cho chúng theo tuần; dùng một bảng để dán những bức tranh nhỏ làm phần thưởng. Bọn trẻ rửa bát, gấp khăn tắm, quét nhà, hút bụi và cả cọ rửa nhà tắm. Chúng còn có tinh thần trách nhiệm đối với phòng ngủ của mình và cất quần áo đúng nơi quy định.
Dưới đây là một số gợi ý các công việc phù hợp với lứa tuổi khi bắt đầu giao việc cho con :
Trẻ từ 2 đến 4 tuổi: Đặt quần áo bẩn vào chậu giặt (hoặc vào rổ), cất dọn đồ chơi, mang bát vào bồn sau khi ăn xong, thay giấy vệ sinh trong nhà tắm.
Trẻ từ 5 đến 7 tuổi: Dọn dẹp giường mỗi sáng, hút bụi, ra lấy báo hoặc thư, cho chó hoặc mèo ăn, lau bụi trên sàn gỗ hoặc trên bàn, lau bụi trên bậu cửa sổ, nhặt lá, đeo cặp lên vai để sẵn sàng tới trường, giữ cho phòng ngủ ngăn nắp.
Trẻ trên 8 tuổi: Chuẩn bị cho bữa trưa mang tới trường, lau bụi, hút bụi, dọn bàn ăn, lau bàn ăn, cho bát đĩa vào máy rửa bát, lau khô bát đĩa, gấp quần áo, quét nhà, lau sàn, nhặt giác, phân loại quần áo và làm tất cả các công việc dành cho các bé từ 2 đến 7 tuổi đã kể trên.
Bạn hãy nhớ rằng đối với trẻ nhỏ hơn, bạn cần giao những công việc đơn giản, ít chi tiết hơn. Đừng mong đợi quá nhiều ở trẻ. Mục đích khi giao việc cho con là dạy con giá trị của lao động chăm chỉ, và chúng ta muốn con thành công chứ không phải thất bại với công việc đó. Thái độ của con trẻ đối với công việc sẽ phản hồi cách bạn phản ứng khi bé hoàn thành công việc. Bạn thường xuyên khen ngợi bé, nhưng phải đảm bảo cho bé hiểu rằng để trông nom nhà cửa thì cần phải làm những công việc này.
Nhà sư phạm học Elizabeth Pantley cho rằng, giao việc cho con trẻ là một cách tốt nhất để xây dựng lòng tự trọng và nhận thức về năng lực của bé. Những bé biết coi việc nhà là một điều bình thường của cuộc sống thì bé sẽ dễ dàng bước vào giai đoạn trưởng thành hơn so với những trẻ không có tinh thần trách nhiệm với các công việc đó.
(sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Cảm ơn bạn đã ghé thăm trang Những điều nhỏ bé, rất hân hạnh được đọc những lời chia sẻ chân tình của bạn. Chúc bạn luôn thành đạt và hạnh phúc trong cuộc sống.