Chuẩn bị bữa ăn và vui chơi cùng con nhỏ; các nhà tâm lý học khuyên nên làm hai điều ấy cùng lúc. Công việc bếp núc sẽ trở thành những thời khắc quan trọng để trẻ phát triển các kỹ năng và trí thông minh.
Nếu trẻ dưới 2 tuổi
Đặt em bé trong những chiếc ghế cao và chỉ cho bé xem các món rau quả và dụng cụ trong nhà bếp: "Con hãy nhìn trái cà chua này! Nó có màu đỏ! Mẹ sẽ cắt nó ra thành nhiều miếng nhỏ". Bằng cách đưa ra nhận xét về các hành động của mình và lôi cuốn sự quan tâm của em bé vào đó, bạn sẽ dạy được cho con những khái niệm phức tạp: nhặt (rau), gọt (khoai), bóc (cam), thái (thịt), lau chùi (bát đĩa).
Sau đó, bạn sẽ đưa cho bé cầm một loại rau quả đã được rửa sạch để bé quan sát. Giây phút hạnh phúc sẽ đến khi bé được nếm những sản phẩm mới: một trái anh đào, một miếng phó mát...
Nếu trẻ 2-4 tuổi
Đây là thời điểm bé có thể đáp ứng với những yêu cầu như: “Con hãy đưa cho mẹ một củ cải nhỏ. Không, không phải củ lớn như thế, mà là củ nhỏ”. Trẻ sẽ học cách đa dạng hóa những kinh nghiệm về giác quan: sống và chín, lạnh và nóng, trước và sau khi nấu, ngọt và mặn... Và đây là một trò chơi nhỏ: Cho trẻ tập phân nhóm các loại thực phẩm theo tiêu chí: mùi vị, màu sắc.
Đối với trẻ lớn hơn, chúng sẽ bắt đầu học về tính logic. Qua chế biến, bé sẽ hiểu được các khái niệm một nửa, gấp đôi, cùng một số lượng. Các khái niệm này có liên quan đến phạm trù khối lượng (nhiều hơn, ít hơn) và hình dạng (vuông tròn). Các em có thể sắp xếp các món rau quả tươi lên đĩa, trang trí các món bằng rau thơm. Hoặc các em có thể giúp mẹ làm món bánh gatô, tự chuẩn bị chiếc bánh cho riêng mình: vo viên bột, rải táo lên bánh để mẹ đưa vào lò. Các em sẽ thấy hạnh phúc vì đã tạo ra được những sản phẩm dễ thương.
Nếu trẻ 4-7 tuổi
Hãy tập cho trẻ biết tính toán: đếm số củ cà rốt, số muỗng bột mì, số lượng khách mời. Trẻ có thể gợi ý, đưa ra những giải pháp như: cho thêm gấp hai lần nguyên liệu, chia nguyên liệu ra làm 3 phần bằng nhau, hoặc tiến hành các quy trình cân, đong, đo, đếm, biết những giá trị nguyên liệu thay thế tương đương.
Nhân đây, trẻ sẽ học được cách tính thời gian chuẩn bị và chế biến nguyên liệu, những "mẹo vặt" nho nhỏ để rút bớt thời gian và công sức. Dần dần, trẻ sẽ trở thành một "nhân viên phụ bếp nhí" đầy tự hào, và nhân đấy cũng phát triển thêm trí thông minh của trẻ.
Theo Phụ Nữ
Nếu trẻ dưới 2 tuổi
Đặt em bé trong những chiếc ghế cao và chỉ cho bé xem các món rau quả và dụng cụ trong nhà bếp: "Con hãy nhìn trái cà chua này! Nó có màu đỏ! Mẹ sẽ cắt nó ra thành nhiều miếng nhỏ". Bằng cách đưa ra nhận xét về các hành động của mình và lôi cuốn sự quan tâm của em bé vào đó, bạn sẽ dạy được cho con những khái niệm phức tạp: nhặt (rau), gọt (khoai), bóc (cam), thái (thịt), lau chùi (bát đĩa).
Sau đó, bạn sẽ đưa cho bé cầm một loại rau quả đã được rửa sạch để bé quan sát. Giây phút hạnh phúc sẽ đến khi bé được nếm những sản phẩm mới: một trái anh đào, một miếng phó mát...
Nếu trẻ 2-4 tuổi
Đây là thời điểm bé có thể đáp ứng với những yêu cầu như: “Con hãy đưa cho mẹ một củ cải nhỏ. Không, không phải củ lớn như thế, mà là củ nhỏ”. Trẻ sẽ học cách đa dạng hóa những kinh nghiệm về giác quan: sống và chín, lạnh và nóng, trước và sau khi nấu, ngọt và mặn... Và đây là một trò chơi nhỏ: Cho trẻ tập phân nhóm các loại thực phẩm theo tiêu chí: mùi vị, màu sắc.
Đối với trẻ lớn hơn, chúng sẽ bắt đầu học về tính logic. Qua chế biến, bé sẽ hiểu được các khái niệm một nửa, gấp đôi, cùng một số lượng. Các khái niệm này có liên quan đến phạm trù khối lượng (nhiều hơn, ít hơn) và hình dạng (vuông tròn). Các em có thể sắp xếp các món rau quả tươi lên đĩa, trang trí các món bằng rau thơm. Hoặc các em có thể giúp mẹ làm món bánh gatô, tự chuẩn bị chiếc bánh cho riêng mình: vo viên bột, rải táo lên bánh để mẹ đưa vào lò. Các em sẽ thấy hạnh phúc vì đã tạo ra được những sản phẩm dễ thương.
Nếu trẻ 4-7 tuổi
Hãy tập cho trẻ biết tính toán: đếm số củ cà rốt, số muỗng bột mì, số lượng khách mời. Trẻ có thể gợi ý, đưa ra những giải pháp như: cho thêm gấp hai lần nguyên liệu, chia nguyên liệu ra làm 3 phần bằng nhau, hoặc tiến hành các quy trình cân, đong, đo, đếm, biết những giá trị nguyên liệu thay thế tương đương.
Nhân đây, trẻ sẽ học được cách tính thời gian chuẩn bị và chế biến nguyên liệu, những "mẹo vặt" nho nhỏ để rút bớt thời gian và công sức. Dần dần, trẻ sẽ trở thành một "nhân viên phụ bếp nhí" đầy tự hào, và nhân đấy cũng phát triển thêm trí thông minh của trẻ.
Theo Phụ Nữ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Cảm ơn bạn đã ghé thăm trang Những điều nhỏ bé, rất hân hạnh được đọc những lời chia sẻ chân tình của bạn. Chúc bạn luôn thành đạt và hạnh phúc trong cuộc sống.