Đó là những giám sát viên luôn nhiếc móc nhân viên, là những trưởng nhóm luôn chia rẽ nội bộ, là vị trưởng phòng lúc nào cũng tưởng mình là “cái rốn của vũ trụ”... Những “sếp nhỏ khệnh khạng” này không những không được lòng nhân viên mà còn khiến vị “sếp tổng” khó chịu.
Họ làm cạn sức lực của mọi cá nhân trong tổ chức. Họ bị mất tín nhiệm vì nhỏ nhen, thích ồn ào khoa trương. Họ tự xem mình giỏi nhất và không cần để mắt đến ai. Tất cả những điều họ quan tâm chỉ là cái tôi to đùng. Trên con đường để đạt đến mục tiêu, họ phớt lờ hoặc coi thường những người khác trong tổ chức. Họ có thể làm giảm sản lượng và tăng chi phí. Họ có thể hủy hoại mọi môi trường làm việc.
Nhận diện
Nếu làm việc với nhau lâu, sẽ không khó để nhận ra những ông “trời con” này. Nhưng nếu bạn mới được được bổ nhiệm về đây là giám đốc, bạn phải biết cách “lật mặt” những nhân vật này, để làm trong sạch công ty.
- Hãy nói chuyện với những người đi trước, với những người cũ, để ý cách họ đánh giá hay thái độ của họ khi nói về ai đó.
- Hãy nhìn vào những con số. Để ý xem có nhóm nào có nhiều người bỏ việc hơn, nhóm nào mà các thành viên tỏ ra ngại giao tiếp với trưởng nhóm, nhóm nào thân tình,… Từ đó có thể đánh giá được hình ảnh của trưởng nhóm.
Khi đã phát hiện ra họ, bạn sẽ làm gì?
Những trưởng nhóm, trưởng bộ phận hay những nhà quản lý dưới quyền này chắc chắn không có được vị trí hiện tại nếu họ không giỏi ở một lĩnh vực nào đó. Bạn cần so sánh giữa giá trị năng lực của họ với những tổn thất họ gây ra cho doanh nghiệp.
Chẳng hạn, nếu doanh thu của nhóm này đã thấp, lại thêm nhiều người nghỉ việc, thêm chi phí đào tạo nhân lực mới, chi phí cho các trung tâm môi giới việc làm, chi phí cho nhân viên ốm, phí ngoài giờ cao, bạn sẽ phải cân nhắc lại người trưởng nhóm.
Hoặc phòng kỹ thuật dạo này các nhân viên có vẻ chểnh mảng, thiếu đoàn kết, làm dự án thì bất đồng, không hiệu quả dù các thành viên đều rất tài năng. Nguyên nhân được xác định là do vị sếp của phòng quá “khệnh”, chẳng chịu nghe ý kiến của ai cả, chẳng coi ai ra gì, điều đó khiến các nhân viên nhụt chí và chán nản. Hãy nghe này, cho dù anh trưởng phòng của bạn có tài ba đến mấy thì công ty của bạn cũng đang mất nhiều đấy.
Trước khi đưa ra quyết định cuối cùng, hãy chắc chắn rằng “sếp nhỏ khệnh khạng” đó đang làm hại tổ chức. Nếu nhận thấy đó có thể chỉ là một tật xấu có thể sửa chữa thì hãy cho họ một cơ hội, kẻo không chính bạn cũng bị coi là “khệnh khạng” đấy.
(sưu tầm)
Họ làm cạn sức lực của mọi cá nhân trong tổ chức. Họ bị mất tín nhiệm vì nhỏ nhen, thích ồn ào khoa trương. Họ tự xem mình giỏi nhất và không cần để mắt đến ai. Tất cả những điều họ quan tâm chỉ là cái tôi to đùng. Trên con đường để đạt đến mục tiêu, họ phớt lờ hoặc coi thường những người khác trong tổ chức. Họ có thể làm giảm sản lượng và tăng chi phí. Họ có thể hủy hoại mọi môi trường làm việc.
Nhận diện
Nếu làm việc với nhau lâu, sẽ không khó để nhận ra những ông “trời con” này. Nhưng nếu bạn mới được được bổ nhiệm về đây là giám đốc, bạn phải biết cách “lật mặt” những nhân vật này, để làm trong sạch công ty.
- Hãy nói chuyện với những người đi trước, với những người cũ, để ý cách họ đánh giá hay thái độ của họ khi nói về ai đó.
- Hãy nhìn vào những con số. Để ý xem có nhóm nào có nhiều người bỏ việc hơn, nhóm nào mà các thành viên tỏ ra ngại giao tiếp với trưởng nhóm, nhóm nào thân tình,… Từ đó có thể đánh giá được hình ảnh của trưởng nhóm.
Khi đã phát hiện ra họ, bạn sẽ làm gì?
Những trưởng nhóm, trưởng bộ phận hay những nhà quản lý dưới quyền này chắc chắn không có được vị trí hiện tại nếu họ không giỏi ở một lĩnh vực nào đó. Bạn cần so sánh giữa giá trị năng lực của họ với những tổn thất họ gây ra cho doanh nghiệp.
Chẳng hạn, nếu doanh thu của nhóm này đã thấp, lại thêm nhiều người nghỉ việc, thêm chi phí đào tạo nhân lực mới, chi phí cho các trung tâm môi giới việc làm, chi phí cho nhân viên ốm, phí ngoài giờ cao, bạn sẽ phải cân nhắc lại người trưởng nhóm.
Hoặc phòng kỹ thuật dạo này các nhân viên có vẻ chểnh mảng, thiếu đoàn kết, làm dự án thì bất đồng, không hiệu quả dù các thành viên đều rất tài năng. Nguyên nhân được xác định là do vị sếp của phòng quá “khệnh”, chẳng chịu nghe ý kiến của ai cả, chẳng coi ai ra gì, điều đó khiến các nhân viên nhụt chí và chán nản. Hãy nghe này, cho dù anh trưởng phòng của bạn có tài ba đến mấy thì công ty của bạn cũng đang mất nhiều đấy.
Trước khi đưa ra quyết định cuối cùng, hãy chắc chắn rằng “sếp nhỏ khệnh khạng” đó đang làm hại tổ chức. Nếu nhận thấy đó có thể chỉ là một tật xấu có thể sửa chữa thì hãy cho họ một cơ hội, kẻo không chính bạn cũng bị coi là “khệnh khạng” đấy.
(sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Cảm ơn bạn đã ghé thăm trang Những điều nhỏ bé, rất hân hạnh được đọc những lời chia sẻ chân tình của bạn. Chúc bạn luôn thành đạt và hạnh phúc trong cuộc sống.