Hưởng ứng Chiếu cần vương, Nguyễn Trung Trực (1837-1868) đã chiêu mộ nông dân đứng dậy chống thực dân Pháp. Ông lập hai chiến công vang dội đốt cháy tàu Hy Vọng của Pháp và tiêu diệt đồn Kiên Giang. Năm 1868, ông bị bắt và trước khi bị hành hình, ông để lại câu nói bất hủ: "Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người nước Nam đánh Tâỵ"
Nguyễn Trung Trực (còn có tên là Nguyễn Văn Lịch, thường quen gọi là Quản Lịch) vốn nhà nghèo, ngoài nghề làm ruộng còn làm nghề chài lưới. Khi thực dân Pháp kéo vào xâm lược, Nguyễn Trung Trực cũng như nhiều người yêu nước khác, đã đứng ra chiêu mộ nghĩa binh để phối hợp với quân đội chính quy của triều đình chống giặc. Ngày 10-12-1861, đội nghĩa binh do ông cầm đầu đã giáng cho quân Pháp một đòn khủng khiếp làm cho chúng bạt vía kinh hồn. Đó là trận đánh úp tàu Hy Vọng (L'Espérance) trên sông Nhật Tảo.
Nguyên quân Pháp tại thôn Nhật Tảo thuộc Tân An không dám đóng ở trên bờ vì sợ bị nghĩa quân tập kích, chúng phải đặt trụ sở ở trên chiếc tàu chiến mang tên Hy Vọng đậu chơ vơ giữa dòng sông rộng, còn ở trên bờ thì chỉ để ngụy binh đóng làm bình phong yểm hộ khi cần thiết. Nắm vững tình hình đó, Nguyễn Trung Trực một mặt cho bố trí 30 nghĩa quân mai phục trên bờ để giam chân bọn ngụy binh, mặt khác cho một toán nghĩa quân kéo tới gần thôn Nhật Tảo khiêu chiến, nhử quân Pháp đóng ở trên tàu vào bờ. Mắc mưu "lừa hổ ra khỏi núi" của Nguyễn Trung Trực, tên chỉ huy tàu vội phái một toán quân dời tàu lên bờ đuổi đánh nghĩa quân. Thừa cơ hội lực lượng địch trên tàu giảm bớt, Nguyễn Trung Trực dẫn đầu một đoàn năm chiếc thuyền buôn có mui che kín - trong thuyền chở 50 nghĩa quân chứ không phải là hàng hóa - thong thả chèo lại gần chiếc tàu Hy Vọng để xin giấy thông hành như các thuyền buôn khác qua lại vẫn thường làm. Quân Pháp trên tàu hoàn toàn mất cảnh giác, để cho đoàn thuyền lại gần. Khi năm chiếc thuyền vừa cập sát mạn tàu thì Nguyễn Trung Trực cùng các chiến sĩ nhất tề vung giáo nhảy sang tàu địch. Nghĩa quân dùng búa đập phá nền tàu, nhưng không chuyển. Họ bèn phóng lửa đốt cháy trụi cả tàu, tiêu diệt toàn bộ quân Pháp còn lại trên tàu.
Thực dân Pháp phải công nhận rằng chiến thắng oanh liệt ở Nhật Tảo này là một biến cố đau đớn đối với chúng và làm cho tinh thần người Việt phấn khởi.
Sau chiến thắng Nhật Tảo, Nguyễn Trung Trực đã được triều đình thăng chức hai lần, đồng thời cũng được lệnh dời quân ra Phú Yên. Nhưng nhận rõ âm mưu phá hoại kháng chiến của triều đình trong việc này, ông đã cương quyết chống lại lệnh của triều đình như Trương Định đã làm.
Ở lại tiếp tục cùng nhân dân chống Pháp, bảy năm sau chiến thắng Nhật Tảo, Nguyễn Trung Trực lại ghi thêm một chiến công mới vang dội trong lịch sử chống giặc Pháp xâm lược của dân tộc ta. Đó là trận tấn công tiêu diệt đồn Kiên Giang (nay là thị xã Rạch Giá).
Bấy giờ thực dân Pháp đã được triều đình nhà Nguyễn cắt nhượng nốt ba tỉnh miền tây Nam Kỳ. Nhưng miền An Giang, Hà Tiên hẻo lánh cùng với đảo Phú Quốc đã được Nguyễn Trung Trực và nghĩa quân của ông gồm cả Việt lẫn Khmer, xây dựng thành căn cứ chống Pháp. Hòn Chông ở sát ven biển được chọn làm trung tâm của căn cứ. Từ đây nghĩa quân có thể mở rộng địa bàn hoạt động, kiểm soát cả miền biển phía tây, đồng thời có thể rút ra Phú Quốc khi cần thiết.
Trước lực lượng nghĩa quân ngày càng mạng, quân Pháp hết sức lo lắng. Chúng tập trung lực lượng ở đồn Kiên Giang, biến đồn này thành một căn cứ kiên cố ở miền tây để có thể phá vỡ các cơ sở của nghĩa quân ở trên đất liền, đồng thời có thể dùng Kiên Giang làm bàn đạp tấn công Hòn Chông từ mặt biển.
Đoán biết âm mưu của giặc, Nguyễn Trung Trực một mặt tích cực vận động ngụy quân trong đồn ngả về phía nghĩa quân, mặt khác gấp rút chuẩn bị lực lượng để chủ động tấn công.
Ngày 15-6-1868, từ Hòn Chông, Nguyễn Trung Trực đem hơn trăm nghĩa quân vượt biển, bí mật đổ bộ lên vùng Trà Niên (ven biển gần đồn Kiên Giang). Vừa đặt chân lên đất liền, ngay đêm đó, ông lại đem quân mau lệ kéo thẳng về Rạch Giá bao vây đồn Kiên Giang. Địch ở trong đồn Kiên Giang không hề hay biết về hoạt động của nghĩa quân. Bốn giờ sáng ngày 16-6-1868, thừa lúc địch đang ngủ say, quân canh gác sơ hở, nghĩa quân đã trèo tường lọt vào đồn một cách hết sức mau lẹ. Bị đánh hoàn toàn bất ngờ, địch không kịp trở tay đối phó. Những tên chỉ huy đều bị tiêu diệt. Như rắn mất đầu, quân Pháp hết sức hoảng sợ, hỗn loạn, không tên nào có đủ thời giờ và can đảm để lên đạn lần thứ hai. Ngụy quân trong đồn đã được vận động từ trước cũng hăng hái tham gia chiến đấu cùng với nghĩa quân. Cuộc chiến đấu kết thúc nhanh chóng, toàn bộ quân Pháp trong đồn bị tiêu diệt và hơn một ngày sau, địch ở các đồn khác mới biết tin này.
Để ghi nhớ lần chiến thắng oanh liệt trên đây của Nguyễn Trung Trực, một nhà thơ đương thời là Huỳnh Mẫn Đạt đã làm tặng ông bài thơ, trong đó có câu:
Dịch là:
Nguyễn Trung Trực (còn có tên là Nguyễn Văn Lịch, thường quen gọi là Quản Lịch) vốn nhà nghèo, ngoài nghề làm ruộng còn làm nghề chài lưới. Khi thực dân Pháp kéo vào xâm lược, Nguyễn Trung Trực cũng như nhiều người yêu nước khác, đã đứng ra chiêu mộ nghĩa binh để phối hợp với quân đội chính quy của triều đình chống giặc. Ngày 10-12-1861, đội nghĩa binh do ông cầm đầu đã giáng cho quân Pháp một đòn khủng khiếp làm cho chúng bạt vía kinh hồn. Đó là trận đánh úp tàu Hy Vọng (L'Espérance) trên sông Nhật Tảo.
Nguyên quân Pháp tại thôn Nhật Tảo thuộc Tân An không dám đóng ở trên bờ vì sợ bị nghĩa quân tập kích, chúng phải đặt trụ sở ở trên chiếc tàu chiến mang tên Hy Vọng đậu chơ vơ giữa dòng sông rộng, còn ở trên bờ thì chỉ để ngụy binh đóng làm bình phong yểm hộ khi cần thiết. Nắm vững tình hình đó, Nguyễn Trung Trực một mặt cho bố trí 30 nghĩa quân mai phục trên bờ để giam chân bọn ngụy binh, mặt khác cho một toán nghĩa quân kéo tới gần thôn Nhật Tảo khiêu chiến, nhử quân Pháp đóng ở trên tàu vào bờ. Mắc mưu "lừa hổ ra khỏi núi" của Nguyễn Trung Trực, tên chỉ huy tàu vội phái một toán quân dời tàu lên bờ đuổi đánh nghĩa quân. Thừa cơ hội lực lượng địch trên tàu giảm bớt, Nguyễn Trung Trực dẫn đầu một đoàn năm chiếc thuyền buôn có mui che kín - trong thuyền chở 50 nghĩa quân chứ không phải là hàng hóa - thong thả chèo lại gần chiếc tàu Hy Vọng để xin giấy thông hành như các thuyền buôn khác qua lại vẫn thường làm. Quân Pháp trên tàu hoàn toàn mất cảnh giác, để cho đoàn thuyền lại gần. Khi năm chiếc thuyền vừa cập sát mạn tàu thì Nguyễn Trung Trực cùng các chiến sĩ nhất tề vung giáo nhảy sang tàu địch. Nghĩa quân dùng búa đập phá nền tàu, nhưng không chuyển. Họ bèn phóng lửa đốt cháy trụi cả tàu, tiêu diệt toàn bộ quân Pháp còn lại trên tàu.
Thực dân Pháp phải công nhận rằng chiến thắng oanh liệt ở Nhật Tảo này là một biến cố đau đớn đối với chúng và làm cho tinh thần người Việt phấn khởi.
Sau chiến thắng Nhật Tảo, Nguyễn Trung Trực đã được triều đình thăng chức hai lần, đồng thời cũng được lệnh dời quân ra Phú Yên. Nhưng nhận rõ âm mưu phá hoại kháng chiến của triều đình trong việc này, ông đã cương quyết chống lại lệnh của triều đình như Trương Định đã làm.
Ở lại tiếp tục cùng nhân dân chống Pháp, bảy năm sau chiến thắng Nhật Tảo, Nguyễn Trung Trực lại ghi thêm một chiến công mới vang dội trong lịch sử chống giặc Pháp xâm lược của dân tộc ta. Đó là trận tấn công tiêu diệt đồn Kiên Giang (nay là thị xã Rạch Giá).
Bấy giờ thực dân Pháp đã được triều đình nhà Nguyễn cắt nhượng nốt ba tỉnh miền tây Nam Kỳ. Nhưng miền An Giang, Hà Tiên hẻo lánh cùng với đảo Phú Quốc đã được Nguyễn Trung Trực và nghĩa quân của ông gồm cả Việt lẫn Khmer, xây dựng thành căn cứ chống Pháp. Hòn Chông ở sát ven biển được chọn làm trung tâm của căn cứ. Từ đây nghĩa quân có thể mở rộng địa bàn hoạt động, kiểm soát cả miền biển phía tây, đồng thời có thể rút ra Phú Quốc khi cần thiết.
Trước lực lượng nghĩa quân ngày càng mạng, quân Pháp hết sức lo lắng. Chúng tập trung lực lượng ở đồn Kiên Giang, biến đồn này thành một căn cứ kiên cố ở miền tây để có thể phá vỡ các cơ sở của nghĩa quân ở trên đất liền, đồng thời có thể dùng Kiên Giang làm bàn đạp tấn công Hòn Chông từ mặt biển.
Đoán biết âm mưu của giặc, Nguyễn Trung Trực một mặt tích cực vận động ngụy quân trong đồn ngả về phía nghĩa quân, mặt khác gấp rút chuẩn bị lực lượng để chủ động tấn công.
Ngày 15-6-1868, từ Hòn Chông, Nguyễn Trung Trực đem hơn trăm nghĩa quân vượt biển, bí mật đổ bộ lên vùng Trà Niên (ven biển gần đồn Kiên Giang). Vừa đặt chân lên đất liền, ngay đêm đó, ông lại đem quân mau lệ kéo thẳng về Rạch Giá bao vây đồn Kiên Giang. Địch ở trong đồn Kiên Giang không hề hay biết về hoạt động của nghĩa quân. Bốn giờ sáng ngày 16-6-1868, thừa lúc địch đang ngủ say, quân canh gác sơ hở, nghĩa quân đã trèo tường lọt vào đồn một cách hết sức mau lẹ. Bị đánh hoàn toàn bất ngờ, địch không kịp trở tay đối phó. Những tên chỉ huy đều bị tiêu diệt. Như rắn mất đầu, quân Pháp hết sức hoảng sợ, hỗn loạn, không tên nào có đủ thời giờ và can đảm để lên đạn lần thứ hai. Ngụy quân trong đồn đã được vận động từ trước cũng hăng hái tham gia chiến đấu cùng với nghĩa quân. Cuộc chiến đấu kết thúc nhanh chóng, toàn bộ quân Pháp trong đồn bị tiêu diệt và hơn một ngày sau, địch ở các đồn khác mới biết tin này.
Để ghi nhớ lần chiến thắng oanh liệt trên đây của Nguyễn Trung Trực, một nhà thơ đương thời là Huỳnh Mẫn Đạt đã làm tặng ông bài thơ, trong đó có câu:
Hỏa hồng Nhật Tảo oanh thiên địa,
Kiếm bạt Kiên Giang khốc quỷ thần.
Kiếm bạt Kiên Giang khốc quỷ thần.
Dịch là:
Sông Nhật Tảo lửa hồng rực cháy, tiếng vang trời đất,
Đồn Kiên Giang lưỡi kiếm tuốt ra, quỷ thần sợ khóc.
Đồn Kiên Giang lưỡi kiếm tuốt ra, quỷ thần sợ khóc.
(sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Cảm ơn bạn đã ghé thăm trang Những điều nhỏ bé, rất hân hạnh được đọc những lời chia sẻ chân tình của bạn. Chúc bạn luôn thành đạt và hạnh phúc trong cuộc sống.