Nguyễn Thượng Hiền sinh năm 1868 tại làng Liên Bạc, tỉnh Hà Ðông, con quan Hoàng Giáp Nguyễn Thượng Phiên. Ông rất thông minh, thuở thiếu thời đã nổi tiếng thần đồng.
Năm 1884, mới 16 tuổi, ông đi thi Hương lần đầu tiên và đổ cử nhân ở trường thi Thanh Hóa. Năm 1885, ông đỗ đầu kỳ thi Hội nhưng chưa kịp xướng danh thì kinh thành Huế thất thủ, ông lui về ở ẩn tại núi Nưa, Thanh Hóa.
Ðến năm 1892, ông lại thi Ðình và đỗ Hoàng Giáp, lúc đó 24 tuổi, ông được bổ làm Toản Tu ở Quốc Sử quán, rồi thăng Ðốc học ở Ninh Bình, Nam Ðịnh.
Xuất thân từ một gia đình phong kiến, quý tộc nhưng đau lòng trước cảnh nước mất nhà tan, thông cảm với nỗi điêu đứng của nhân dân, Nguyễn Thượng Hiền đã sớm có ý thức làm cách mạng. Trong thời gian ở Huế, ông tìm đọc "Ðại Thế Thiên Hạ Luận " của nhà sư Nguyễn Lộ Trạch, đọc nhiều tân thư của Trung Quốc, kết giao với nhiều sĩ phu yêu nước như Tăng Bạt Hổ, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng …
Chính nhờ Nguyễn Thượng Hiền mà một số sĩ phu yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX đã biết đến những tư tưởng duy tân tiến bộ của Nguyễn Lộ Trạch và nhất là những tư tưởng mới mẻ trong tân thư Trung Quốc .Từ năm 1898, qua giao tiếp với Tăng Bạt Hổ, Nguyễn Thượng Hiền đã quyết chí "Ðông du" nhưng vì phụ thân bệnh nặng nên ông đành ở lại và tự nhận nhiệm vụ vận động cách mạng trong nước.
Năm 1907, sau khi thọ tang cha, ông tìm cách sang Trung Quốc cùng hoạt động với Phan Bội Châu trong Duy Tân Hội rồi Việt Nam Quang Phục Hội, thực hiện ý chí cứu nước từ thuở thiếu thời.Năm 1925, Nguyễn Thượng Hiền mất tại Hàng Châu, Trung Quốc (28-12-1925). Theo di chúc, thi hài ông được hỏa táng, nắm tro tàn được rải xuống sông Tiền Ðường để linh hồn ông theo dòng nước ra biển Ðông về lại với quê hương .Nguyễn Thượng Hiền là một nhà cách mạng yêu nước. Vì Ðộc lập của Tổ quốc, ông đã từ bỏ quan điểm Nho giáo lỗi thời, cổ vũ việc Duy tân, sau đó lại đoạn tuyệt với chế độ quân chủ, quyết theo khuynh hướng dân chủ.
Nguyễn Thượng Hiền không những là một nhà cách mạng chân chính mà còn là một nhà văn yêu nước, một thi sĩ tài hoa nổi tiếng trong giới sĩ phu đương thời. Ông đã để lại một sự nghiệp văn học đáng kể, đặc biệt ông đã dùng thơ văn để phục vụ cho công cuộc đấu tranh chống giặc cứu nước.
(sưu tầm)
Năm 1884, mới 16 tuổi, ông đi thi Hương lần đầu tiên và đổ cử nhân ở trường thi Thanh Hóa. Năm 1885, ông đỗ đầu kỳ thi Hội nhưng chưa kịp xướng danh thì kinh thành Huế thất thủ, ông lui về ở ẩn tại núi Nưa, Thanh Hóa.
Ðến năm 1892, ông lại thi Ðình và đỗ Hoàng Giáp, lúc đó 24 tuổi, ông được bổ làm Toản Tu ở Quốc Sử quán, rồi thăng Ðốc học ở Ninh Bình, Nam Ðịnh.
Xuất thân từ một gia đình phong kiến, quý tộc nhưng đau lòng trước cảnh nước mất nhà tan, thông cảm với nỗi điêu đứng của nhân dân, Nguyễn Thượng Hiền đã sớm có ý thức làm cách mạng. Trong thời gian ở Huế, ông tìm đọc "Ðại Thế Thiên Hạ Luận " của nhà sư Nguyễn Lộ Trạch, đọc nhiều tân thư của Trung Quốc, kết giao với nhiều sĩ phu yêu nước như Tăng Bạt Hổ, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng …
Chính nhờ Nguyễn Thượng Hiền mà một số sĩ phu yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX đã biết đến những tư tưởng duy tân tiến bộ của Nguyễn Lộ Trạch và nhất là những tư tưởng mới mẻ trong tân thư Trung Quốc .Từ năm 1898, qua giao tiếp với Tăng Bạt Hổ, Nguyễn Thượng Hiền đã quyết chí "Ðông du" nhưng vì phụ thân bệnh nặng nên ông đành ở lại và tự nhận nhiệm vụ vận động cách mạng trong nước.
Năm 1907, sau khi thọ tang cha, ông tìm cách sang Trung Quốc cùng hoạt động với Phan Bội Châu trong Duy Tân Hội rồi Việt Nam Quang Phục Hội, thực hiện ý chí cứu nước từ thuở thiếu thời.Năm 1925, Nguyễn Thượng Hiền mất tại Hàng Châu, Trung Quốc (28-12-1925). Theo di chúc, thi hài ông được hỏa táng, nắm tro tàn được rải xuống sông Tiền Ðường để linh hồn ông theo dòng nước ra biển Ðông về lại với quê hương .Nguyễn Thượng Hiền là một nhà cách mạng yêu nước. Vì Ðộc lập của Tổ quốc, ông đã từ bỏ quan điểm Nho giáo lỗi thời, cổ vũ việc Duy tân, sau đó lại đoạn tuyệt với chế độ quân chủ, quyết theo khuynh hướng dân chủ.
Nguyễn Thượng Hiền không những là một nhà cách mạng chân chính mà còn là một nhà văn yêu nước, một thi sĩ tài hoa nổi tiếng trong giới sĩ phu đương thời. Ông đã để lại một sự nghiệp văn học đáng kể, đặc biệt ông đã dùng thơ văn để phục vụ cho công cuộc đấu tranh chống giặc cứu nước.
(sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Cảm ơn bạn đã ghé thăm trang Những điều nhỏ bé, rất hân hạnh được đọc những lời chia sẻ chân tình của bạn. Chúc bạn luôn thành đạt và hạnh phúc trong cuộc sống.