Trong GIA LỄ có HÔN LỄ, tức lễ dựng vợ gả chồng, cưới hỏi, mọi người trong một đời phải trải qua một lần. Hiện nay ở nước ta, đã có nhiều người không biết cử hành hôn lễ thế nào? Các bậc trưởng thượng hiện nay, giờ có hôn lễ thì họ cùng giảm thiểu, hoặc làm lễ mà không rõ ý nghĩa chi tiết. Có người cử hành hôn lễ cho có lệ.
Ðạo Nho đặt ra Hôn lễ nhằm xây dựng một mỹ tục, một sự ràng buộc linh thiêng có tổ tiên, họ hàng bạn bè, làng nước chứng kiến khiến cho có đôi lúc muốn bỏ nhau cũng phải cẩn trọng đắn đo. Không biết thì thôi, đã biết thì phải theo nghi lễ. Thiết tưởng chúng ta nên bảo tồn thuần phong mỹ tục được chừng nào hay chừng đó.
Hiện nay không còn sách nào nói rõ về Hôn Lễ, hoặc quý bậc trưởng thượng đã từng có kinh nghiệm thì các cụ hiểu biết vấn đề này rất hiếm hoặc không còn nhớ nữa. Cụ Ngọc đã sưu tầm và phiên dịch Nghi lễ hôn lễ một cách rành rõ để quý vị làm tài liệu tham khảo và chỉ dạy lại cho con cái. "Giấy rách phải giữ lấy lề".
Hôn lễ là quy cách diễn tiến các tiết mục tổ chức cùng nghi thức khấn vái trong việc dựng vợ gả chồng theo phong tục truyền thống từ xưa của tổ tiên. Dù ngày nay vấn đề cha mẹ định đọat việc lứa đôi không còn nữa. Trào lưu tiến triển xã hội văn minh tiến bộ. Trai gái tự do quen biết nhau, tìm hiểu nhau thân thiết trước, nhưng khi quyết tâm tính chuyện ăn đời ở kiếp xây dựng mái ấm gia đình thì nhất thiết phải có sự lạc thành hôn lễ, tức là phải có lễ hỏi, lễ cưới, có lễ vật được đông đủ cha mẹ thân thuộc tham dự chứng tri, đẹp mặt nở mày người sống, có lễ bài gia tiên rạng rỡ vong linh tổ tiên tộc họ, đúng nề nềp lễ giao gia phong, bảo tồn mỹ tục của xã hội, đất nước, nêu gương tốt cho hậu thế. Ca dao từng nhắn nhủ:
Dù không hẳn là tuyệt đối, có nhiều nhận xét cho rằng những cặp trai gái cùng nhau ăn ở dễ dàng không có qua nghi thức hôn lễ thường dễ xảy ra đổ vỡ tan rã hơn vì không có sự ràng buộc tinh thần của hôn lễ, vì thiếu căn bản vững chắc của lễ giáo, trái với thuần phong mỹ tục của xã hội.
Với mục đích góp phần nào vào sự duy trì và bảo tồn những điều hay. Những gì vẫn còn cần thiết và hợp lý của truyền thống thuần phong mỹ tục. Chắc rằng vẫn còn thiếu sót, những diễn tiến hành lễ, thứ tự, tiết mục, nghi thức khấn vái trong việc lạc thành; lễ hỏi, lễ cưới còn thông dụng hiện nay với ước mơ giúp ích cho thế hệ con em hiểu và biết rõ thêm sự cần thiết cùng ý nghĩa quan trọng về nghi lễ hôn nhân.
(sưu tầm)
Ðạo Nho đặt ra Hôn lễ nhằm xây dựng một mỹ tục, một sự ràng buộc linh thiêng có tổ tiên, họ hàng bạn bè, làng nước chứng kiến khiến cho có đôi lúc muốn bỏ nhau cũng phải cẩn trọng đắn đo. Không biết thì thôi, đã biết thì phải theo nghi lễ. Thiết tưởng chúng ta nên bảo tồn thuần phong mỹ tục được chừng nào hay chừng đó.
Hiện nay không còn sách nào nói rõ về Hôn Lễ, hoặc quý bậc trưởng thượng đã từng có kinh nghiệm thì các cụ hiểu biết vấn đề này rất hiếm hoặc không còn nhớ nữa. Cụ Ngọc đã sưu tầm và phiên dịch Nghi lễ hôn lễ một cách rành rõ để quý vị làm tài liệu tham khảo và chỉ dạy lại cho con cái. "Giấy rách phải giữ lấy lề".
Hôn lễ là quy cách diễn tiến các tiết mục tổ chức cùng nghi thức khấn vái trong việc dựng vợ gả chồng theo phong tục truyền thống từ xưa của tổ tiên. Dù ngày nay vấn đề cha mẹ định đọat việc lứa đôi không còn nữa. Trào lưu tiến triển xã hội văn minh tiến bộ. Trai gái tự do quen biết nhau, tìm hiểu nhau thân thiết trước, nhưng khi quyết tâm tính chuyện ăn đời ở kiếp xây dựng mái ấm gia đình thì nhất thiết phải có sự lạc thành hôn lễ, tức là phải có lễ hỏi, lễ cưới, có lễ vật được đông đủ cha mẹ thân thuộc tham dự chứng tri, đẹp mặt nở mày người sống, có lễ bài gia tiên rạng rỡ vong linh tổ tiên tộc họ, đúng nề nềp lễ giao gia phong, bảo tồn mỹ tục của xã hội, đất nước, nêu gương tốt cho hậu thế. Ca dao từng nhắn nhủ:
Dẫu yêu nhau thắm thiết đậm đà
Nếu chưa hôn lễ, chưa thành vợ chồng
Nếu chưa hôn lễ, chưa thành vợ chồng
Dù không hẳn là tuyệt đối, có nhiều nhận xét cho rằng những cặp trai gái cùng nhau ăn ở dễ dàng không có qua nghi thức hôn lễ thường dễ xảy ra đổ vỡ tan rã hơn vì không có sự ràng buộc tinh thần của hôn lễ, vì thiếu căn bản vững chắc của lễ giáo, trái với thuần phong mỹ tục của xã hội.
Với mục đích góp phần nào vào sự duy trì và bảo tồn những điều hay. Những gì vẫn còn cần thiết và hợp lý của truyền thống thuần phong mỹ tục. Chắc rằng vẫn còn thiếu sót, những diễn tiến hành lễ, thứ tự, tiết mục, nghi thức khấn vái trong việc lạc thành; lễ hỏi, lễ cưới còn thông dụng hiện nay với ước mơ giúp ích cho thế hệ con em hiểu và biết rõ thêm sự cần thiết cùng ý nghĩa quan trọng về nghi lễ hôn nhân.
(sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Cảm ơn bạn đã ghé thăm trang Những điều nhỏ bé, rất hân hạnh được đọc những lời chia sẻ chân tình của bạn. Chúc bạn luôn thành đạt và hạnh phúc trong cuộc sống.