Điện mang lại rất nhiều điều tuyệt vời cho cuộc sống. Điện thắp sáng ngôi nhà của chúng ta, mang lại bầu không khí mát mẻ, đun nóng nước, và cung cấp nguồn năng lượng cho các thiết bị sử dụng trong gia đình. Nhưng đồng thời điện cũng là nguồn gốc của những mối nguy hiểm tiềm ẩn khi không được sử dụng đúng cách. Nếu chẳng may tai nạn điện xảy ra, thì một cách xử lý kịp thời, chính xác có thể cứu sống nạn nhân, còn nếu giải quyết sai, có thể khiến tình trạng của nạn nhân thêm trầm trọng.
Khi bị điện giật phải lập tức cách ly nạn nhân khỏi nguồn điện. Tuy nhiên, luôn luôn ngắt nguồn điện trước khi chạm vào nạn nhân, dây điện, hoặc dụng cụ điện. Trong trường hợp không thể ngắt nguồn điện, sử dụng vật dụng không dẫn điện như dây thừng hoặc cán chổi, cây khô để di chuyển nạn nhân, sau đó gọi cấp cứu. Không được vô ý trở thành vật dẫn điện giữa dây điện và mặt đất. Nếu nạn nhân đang chạm vào dây điện, thì không được chạm vào nạn nhân trong khi cấp cứu.
Những chấn thương do tiếp xúc với nguồn điện có những triệu chứng và biến chứng riêng. Có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến những chấn thương do điện, như điện áp, cường độ dòng điện, thời gian tiếp xúc điện... Nạn nhân thường có thể có những biểu hiện sau :
Không bao giờ dùng nước để dập tắt những đám cháy do chập điện. Trong khi chờ lực lượng cứu hỏa đến, ngồi thấp xuống để tránh hít khói. Nếu quần áo bị bắt lửa, thì lăn vòng ra đất để dập tắt lửa.
Một giờ đầu tiên sau khi xảy ra sự cố điện là rất quan trọng để xử lý những trường hợp bị bỏng vì điện. Nếu vết bỏng nhỏ, ngâm vết bỏng trong nước lạnh, rồi sau đó đắp bằng vải sạch và khô. Nếu vết bỏng nghiêm trọng, dùng vải khô và vô trùng phủ lên vết bỏng rồi đưa đi cấp cứu ngay lập tức! Phải luôn nhớ rằng tai nạn điện có thể gây tổn thương cho da, cơ và xương của nạn nhân. Do vậy, nạn nhân có thể bị sốc do bỏng điện. Để nạn nhân nằm dài ra đất, chân kê cao. Đừng bao giờ tìm cách gỡ những mẩu áo quần bị cháy khỏi làn da đang bị phỏng.
(sưu tầm)
Khi bị điện giật phải lập tức cách ly nạn nhân khỏi nguồn điện. Tuy nhiên, luôn luôn ngắt nguồn điện trước khi chạm vào nạn nhân, dây điện, hoặc dụng cụ điện. Trong trường hợp không thể ngắt nguồn điện, sử dụng vật dụng không dẫn điện như dây thừng hoặc cán chổi, cây khô để di chuyển nạn nhân, sau đó gọi cấp cứu. Không được vô ý trở thành vật dẫn điện giữa dây điện và mặt đất. Nếu nạn nhân đang chạm vào dây điện, thì không được chạm vào nạn nhân trong khi cấp cứu.
Những chấn thương do tiếp xúc với nguồn điện có những triệu chứng và biến chứng riêng. Có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến những chấn thương do điện, như điện áp, cường độ dòng điện, thời gian tiếp xúc điện... Nạn nhân thường có thể có những biểu hiện sau :
- Mất ý thức từ vài phút đến vài giờ.
- Co giật cơ một cách vô thức.
- Nhịp tim có thể bị gián đoạn, rối loạn, có thể dẫn đến ngưng tim. Có thể cần phải tiến hành hồi sức tim phổi (CPR).
- Khi nạn nhân ngưng thở, có thể suy hô hấp.
- Chảy máu trong.
- Tổn thương tế bào thần kinh.
- Bỏng điện - Khi xảy ra sự cố điện, dòng điện có thể tạo ra độ nóng lên đến 20.000 độ C và có thể tạo ra những vết bỏng nghiêm trọng.
Không bao giờ dùng nước để dập tắt những đám cháy do chập điện. Trong khi chờ lực lượng cứu hỏa đến, ngồi thấp xuống để tránh hít khói. Nếu quần áo bị bắt lửa, thì lăn vòng ra đất để dập tắt lửa.
Một giờ đầu tiên sau khi xảy ra sự cố điện là rất quan trọng để xử lý những trường hợp bị bỏng vì điện. Nếu vết bỏng nhỏ, ngâm vết bỏng trong nước lạnh, rồi sau đó đắp bằng vải sạch và khô. Nếu vết bỏng nghiêm trọng, dùng vải khô và vô trùng phủ lên vết bỏng rồi đưa đi cấp cứu ngay lập tức! Phải luôn nhớ rằng tai nạn điện có thể gây tổn thương cho da, cơ và xương của nạn nhân. Do vậy, nạn nhân có thể bị sốc do bỏng điện. Để nạn nhân nằm dài ra đất, chân kê cao. Đừng bao giờ tìm cách gỡ những mẩu áo quần bị cháy khỏi làn da đang bị phỏng.
(sưu tầm)
Theme mới của blog đẹp lắm :D Cuối tuần vui vẻ nha! :D
Trả lờiXóathame moi wa dep^^.an tuong va rat hien.cuoi tuan vui ve?thanh cong
Trả lờiXóa