Nhiều người cho rằng, đàn ông thành công trong sự nghiệp hơn phụ nữ vì họ không vướng bận việc tề gia nội trợ và làm mẹ. Điều này không hẳn đúng: Làm thế nào để vừa là một doanh nhân thành đạt vừa là một người cha, người chồng tốt, một "cái nóc" vững chắc cho ngôi nhà của mình là điều không phải ai cũng làm được. Các nhà tâm lý và quản trị đã đưa ra 10 bí quyết cân bằng giữa công việc và gia đình dành cho doanh nhân.
Chúng không phải đúng trong mọi lúc và với mọi người nhưng chắc chán bổ ích cho những ai biết điều chỉnh nó phù hợp với bản thân.
1. Ngăn nắp gọn gàng
Tại sao việc này lại quan trọng? Vì thời gian ở văn phòng của bạn cực kỳ quý, bạn phải tận dụng để giải quyết tất cả công việc. Đừng lãng phí thời gian lục tìm mọi thứ. Hãy sắp xếp bàn làm việc thật gọn gàng, khoa học và đám bảo những thứ thường dùng luôn nằm trong tầm tay. Bạn sẽ làm được nhiều việc hơn, giảm được stress và khi về nhà có thể toàn tâm toàn ý cho gia đình mà không băn khoăn về những việc còn dở dang ở Công ty. Tuy nhiên, để có được sự ngăn nắp gọn gàng phải áp dụng hàng ngày.
2. Kết hợp kế hoạch công việc và gia đình
Lên kế hoạch một cách khoa học và theo trình tự thời gian: nam, quý, tháng, tuần... Có thể ghi vào sổ, lưu vào máy tính, điện thoại di động, PDA... nhưng quan trọng là trong các kế hoạch đó luôn có phần cho gia đình, con cái theo tỉ lệ thời gian hợp lý. Ghi chung một lịch như vậy sẽ tiện theo dõi và so sánh. Tuy nhiên, kế hoạch luôn luôn cần sự linh hoạt vì con bạn không thể đợi đến đúng kế hoạch vạch sẵn mới... bị bệnh. Bạn nên có thời gian dự phòng cho công việc khi bạn có việc gia đình cần ưu tiên giải quyết và ngược lại.
3. Cùng làm việc và cùng thư giãn
Nếu phải đem công việc về nhà để làm, bạn vẫn có thể tạo điều kiện cho con cái cùng làm giúp những việc đơn giản như bóc các bao thư, bỏ giấy vụn vào sọt rác, sắp xếp các vật dụng nhỏ… đó cũng là cách dạy con quen với cách làm việc và là một tấm gương làm việc khoa học. Nếu con còn nhỏ, hãy tạo cho bé một chỗ vui chơi ngay bên cạnh và phái đảm bảo bạn có thể kiểm soát được bé.
4. Tận dụng mọi cơ hội kết hợp công việc và thư giãn cùng gia đình
Bạn muốn thăng tiến và thành công thì ngày làm việc của bạn không chỉ có 8 tiếng. Đừng bao giờ nghĩ, hết giờ hành chính là bạn có thể hoàn toàn dành cho gia đình. Vì vậy, việc tận dụng các cuộc hẹn, tiếp xúc đối tác trong giờ làm việc là rất quan trọng. Những công việc giấy tờ còn lại có thể "ăn gian" giải quyết ở nhà. Nếu như các cuộc hẹn có thể tiếp thân mật ở nhà thì cũng nên tận dụng để tạo thêm sự gần gũi và thân tình. Trong các buổi giao lưu, gặp gỡ cho phép đưa gia đình theo bạn cũng nên "tranh thủ" để bên cạnh công việc sẽ có những phút giây vui vẻ cùng người thân.
5. Làm việc nhà vào buổi tối
Sau một ngày dài làm việc, bạn có thể rất mệt nhưng hãy cố gắng tập thói quen làm những việc nhỏ trong nhà, trò chuyện hay chơi với con chừng 10 phút... Sau đó tập thể dục nhẹ trước khi đi ngủ. Sáng mai với bao nhiêu việc phải làm cho một ngày mới, bạn sẽ hiểu rằng chút nhọc công tối hôm qua đắc dụng như thế nào.
6. Có “chế độ” ưu tiên
Con cái sẽ không trách bạn khi không thể tham dự buổi họp phụ huynh thường xuyên hay không thể ngồi ăn tối chung mỗi ngày vì chúng hiểu những gánh năng sự nghiệp trên vai bạn. Tuy nhiên, chúng sẽ rất buồn và tủi thân nếu bạn không có mặt trong buổi biểu diễn âm nhạc, thi đấu thể thao, buổi tiệc có cả bố mẹ ở nhà bạn bè của bé vì điều này đem đến cho bé niềm tự hào... Hãy tìm hiểu và ưu tiên xếp lịch cho những "sự kiện trọng đại” này.
7. Ngày cho gia đình
Thỉnh thoảng, ngoài những kỳ nghỉ cuối tuần nên dành hẳn một ngày cho gia đình. Hãy tận dụng các ngày phép hoặc có thể thỏa thuận với cấp trên làm bù vào những ngày kế tiếp. Đặc biệt sau khi hoàn thành một dự án, bạn nên nghỉ ít nhất một ngày để nạp lại năng lượng và dành cho gia đình.
8. Tập trung vào công việc
Làm việc nào là chỉ suy nghĩ tới việc đó. Tránh để các lo lắng, sợ hãi chen ngang làm gián đoạn tiến độ công việc. Hãy lên danh sách những việc cần làm, những việc làm bạn phân tâm và giải quyết từ từ. Một khi đã liệt kê ra được những điều làm bạn lo lắng, tự nhiên bạn sẽ thấy mọi việc đơn giản hơn.
9. Tâm sự cùng vợ/chồng về công việc và gia đình
Đừng giấu giếm những điều làm bạn băn khoăn, lo lắng với người bạn đời của mình . Cả hai cùng góp sức lo cho gia đình và có sự cảm thông thì người kia sẽ có thời gian làm việc tất hơn và ít bị stress hơn. Cố gắng đành ít nhất 30 phút để trò chuyện mọi ngày trước khi đi ngủ hay buổi sáng trong lúc chuẩn bị đi làm.
10. Chăm sóc bản thân
Đừng quá tham công tiếc việc và quá cầu toàn. Hãy nhớ rằng, giấy tờ, hợp đồng cần xem xét van đến đều đều dù bạn có chết vì kiệt sức. Công việc thì vô tận nhưng sức khỏe thì có hạn, nên hãy luôn nhớ một lời khuyên cũ rích: "Bạn phải chăm sóc chính mình thì mới đủ sức khỏe lo cho gia đình, nhà cửa và công việc".
(sưu tầm)
Chúng không phải đúng trong mọi lúc và với mọi người nhưng chắc chán bổ ích cho những ai biết điều chỉnh nó phù hợp với bản thân.
1. Ngăn nắp gọn gàng
Tại sao việc này lại quan trọng? Vì thời gian ở văn phòng của bạn cực kỳ quý, bạn phải tận dụng để giải quyết tất cả công việc. Đừng lãng phí thời gian lục tìm mọi thứ. Hãy sắp xếp bàn làm việc thật gọn gàng, khoa học và đám bảo những thứ thường dùng luôn nằm trong tầm tay. Bạn sẽ làm được nhiều việc hơn, giảm được stress và khi về nhà có thể toàn tâm toàn ý cho gia đình mà không băn khoăn về những việc còn dở dang ở Công ty. Tuy nhiên, để có được sự ngăn nắp gọn gàng phải áp dụng hàng ngày.
2. Kết hợp kế hoạch công việc và gia đình
Lên kế hoạch một cách khoa học và theo trình tự thời gian: nam, quý, tháng, tuần... Có thể ghi vào sổ, lưu vào máy tính, điện thoại di động, PDA... nhưng quan trọng là trong các kế hoạch đó luôn có phần cho gia đình, con cái theo tỉ lệ thời gian hợp lý. Ghi chung một lịch như vậy sẽ tiện theo dõi và so sánh. Tuy nhiên, kế hoạch luôn luôn cần sự linh hoạt vì con bạn không thể đợi đến đúng kế hoạch vạch sẵn mới... bị bệnh. Bạn nên có thời gian dự phòng cho công việc khi bạn có việc gia đình cần ưu tiên giải quyết và ngược lại.
3. Cùng làm việc và cùng thư giãn
Nếu phải đem công việc về nhà để làm, bạn vẫn có thể tạo điều kiện cho con cái cùng làm giúp những việc đơn giản như bóc các bao thư, bỏ giấy vụn vào sọt rác, sắp xếp các vật dụng nhỏ… đó cũng là cách dạy con quen với cách làm việc và là một tấm gương làm việc khoa học. Nếu con còn nhỏ, hãy tạo cho bé một chỗ vui chơi ngay bên cạnh và phái đảm bảo bạn có thể kiểm soát được bé.
4. Tận dụng mọi cơ hội kết hợp công việc và thư giãn cùng gia đình
Bạn muốn thăng tiến và thành công thì ngày làm việc của bạn không chỉ có 8 tiếng. Đừng bao giờ nghĩ, hết giờ hành chính là bạn có thể hoàn toàn dành cho gia đình. Vì vậy, việc tận dụng các cuộc hẹn, tiếp xúc đối tác trong giờ làm việc là rất quan trọng. Những công việc giấy tờ còn lại có thể "ăn gian" giải quyết ở nhà. Nếu như các cuộc hẹn có thể tiếp thân mật ở nhà thì cũng nên tận dụng để tạo thêm sự gần gũi và thân tình. Trong các buổi giao lưu, gặp gỡ cho phép đưa gia đình theo bạn cũng nên "tranh thủ" để bên cạnh công việc sẽ có những phút giây vui vẻ cùng người thân.
5. Làm việc nhà vào buổi tối
Sau một ngày dài làm việc, bạn có thể rất mệt nhưng hãy cố gắng tập thói quen làm những việc nhỏ trong nhà, trò chuyện hay chơi với con chừng 10 phút... Sau đó tập thể dục nhẹ trước khi đi ngủ. Sáng mai với bao nhiêu việc phải làm cho một ngày mới, bạn sẽ hiểu rằng chút nhọc công tối hôm qua đắc dụng như thế nào.
6. Có “chế độ” ưu tiên
Con cái sẽ không trách bạn khi không thể tham dự buổi họp phụ huynh thường xuyên hay không thể ngồi ăn tối chung mỗi ngày vì chúng hiểu những gánh năng sự nghiệp trên vai bạn. Tuy nhiên, chúng sẽ rất buồn và tủi thân nếu bạn không có mặt trong buổi biểu diễn âm nhạc, thi đấu thể thao, buổi tiệc có cả bố mẹ ở nhà bạn bè của bé vì điều này đem đến cho bé niềm tự hào... Hãy tìm hiểu và ưu tiên xếp lịch cho những "sự kiện trọng đại” này.
7. Ngày cho gia đình
Thỉnh thoảng, ngoài những kỳ nghỉ cuối tuần nên dành hẳn một ngày cho gia đình. Hãy tận dụng các ngày phép hoặc có thể thỏa thuận với cấp trên làm bù vào những ngày kế tiếp. Đặc biệt sau khi hoàn thành một dự án, bạn nên nghỉ ít nhất một ngày để nạp lại năng lượng và dành cho gia đình.
8. Tập trung vào công việc
Làm việc nào là chỉ suy nghĩ tới việc đó. Tránh để các lo lắng, sợ hãi chen ngang làm gián đoạn tiến độ công việc. Hãy lên danh sách những việc cần làm, những việc làm bạn phân tâm và giải quyết từ từ. Một khi đã liệt kê ra được những điều làm bạn lo lắng, tự nhiên bạn sẽ thấy mọi việc đơn giản hơn.
9. Tâm sự cùng vợ/chồng về công việc và gia đình
Đừng giấu giếm những điều làm bạn băn khoăn, lo lắng với người bạn đời của mình . Cả hai cùng góp sức lo cho gia đình và có sự cảm thông thì người kia sẽ có thời gian làm việc tất hơn và ít bị stress hơn. Cố gắng đành ít nhất 30 phút để trò chuyện mọi ngày trước khi đi ngủ hay buổi sáng trong lúc chuẩn bị đi làm.
10. Chăm sóc bản thân
Đừng quá tham công tiếc việc và quá cầu toàn. Hãy nhớ rằng, giấy tờ, hợp đồng cần xem xét van đến đều đều dù bạn có chết vì kiệt sức. Công việc thì vô tận nhưng sức khỏe thì có hạn, nên hãy luôn nhớ một lời khuyên cũ rích: "Bạn phải chăm sóc chính mình thì mới đủ sức khỏe lo cho gia đình, nhà cửa và công việc".
(sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Cảm ơn bạn đã ghé thăm trang Những điều nhỏ bé, rất hân hạnh được đọc những lời chia sẻ chân tình của bạn. Chúc bạn luôn thành đạt và hạnh phúc trong cuộc sống.