Vào nửa sau thế kỷ III trước Công Nguyên, Thục Phán, một thủ lĩnh người Âu Việt từ miền trên đã tràn xuống đánh chiếm nước Văn Lang, thống nhất hai lãnh thổ, dựng nên nước Âu Lạc, dời đô từ miền núi xuống đồng bằng. Thời kỳ này đồ sắt phát triển. Trong thời kỳ đất nước Âu Lạc bị Triệu Đà xâm lược, cai trị, cộng với ba lần bị phong kiến phương Bắc thống trị hơn một ngàn năm (207 trước công nguyên - 939), nhân dân ta một mặt đấu tranh với kẻ thống trị, nhưng một mặt vẫn tích cực phát triển sản xuất. Nghề dệt đã có những phát triển quan trọng. Nghề trồng dâu nuôi tằm đã phổ biến và còn sản xuất được các loại vải bông thô, vải đay, vải gai, vải cát bá loại mịn, lụa... Đã biết dùng tơ tre, tơ chuối dệt thành vải. Vải dệt từ tơ chuối có tên gọi là vải Giao Chỉ. Khăn bông được thêu thùa rất đẹp gọi là bạch diệp. Ngoài ra, còn làm nhiều đồ trang sức bằng vàng bạc (vòng tay, nhẫn, hoa tai, trâm), bằng ngọc (vòng, nhẫn), bằng hổ phách, bằng thủy tinh (chuỗi hạt). Đã từng phải cống cho triều đình phương Bắc loại mũ "đầu mâu" hoàn toàn bằng bạc (khảo cổ học đã phát hiện được nhiều kiểu khóa thắt lưng, chứng tỏ tục mang tai rất phổ biến).
Đến triều đại nhà Đinh (968 - 980), về trang phục, sử sách đời sau chỉ nhắc đến một số rất ít hiện tượng như: (Năm 974), quân lính "đều đội mũ chỏm, bằng, bốn bên hình vuông. (Mũ làm bằng da, bốn cạnh khít lại, trên hẹp dưới rộng), gọi là mũ "tứ phương bình đỉnh". Hoặc "Năm Thái Bình thứ sáu (975) Đinh Tiên Hoàng định phẩm phục của các quan văn võ". Hoặc (năm 980) ở một bức thư của nhà Tống gửi cho triều đình ta có nói tới việc nhân dân ta thời đó đều cắt tóc ngắn. Hoặc có nhắc đến mũ của các đạo sĩ là màu vàng, áo của các nhà sư là màu thâm, các quan được dùng ấn vàng thì thắt lưng dải tím, được dùng ấn bạc thì thắt dải xanh...
Sang thời (tiền) Lê (981 - 1009), ta thấy: Vua Lê Đại Hành lên ngôi mặc áo long cổn, về sau áo mặc thường dùng vóc đỏ, mũ trang sức trân châu.
Lê Ngọa Triều, (1006) đổi lại phẩm phục cho các quan văn võ và tăng đạo, theo đúng như nhà Tống.
Như vậy là suốt thời gian dài này, tư liệu và hiện vật về trang phục để lại rất hiếm. Kể cả về sau, những tài liệu thành văn cũng chỉ chủ yếu nói về trang phục trong triều đình (nhắc đến tên mũ, tên áo, màu sắc... chứ không miêu tả tỉ mỉ, cặn kẽ). Một số hiện vật bằng gỗ, đá để lại nói chung hình nét không được rõ lắm.
Dù sao trong vài chục năm trị vì, các vua Đinh, Lê cũng đã giành sự quan tâm đến lĩnh vực trang phục, đặc biệt là mũ áo triều đình. Nhìn chung, ít nhiều thấy có sự kế thừa hoặc sáng tạo về hình loại, kiểu cách, màu sắc, nhưng đáng trách hơn cả là sự sao chép một cách nô lệ, lười biếng của vua Lê Ngọa Triều tạo một tiền đề lai căng cho những kiểu mẫu trang phục về sau.
Tuy nhiên, trong những thời kỳ chế độ phong kiến ổn định, thì càng về sau, trang phục cũng đã dần dần được qui định cho từng thành phần trong xã hội (vua, quan, dân...) cho mọi nghi thức trong cuộc sống (cưới, tang, lễ, hội...). Căn cứ trên hình thức, màu sắc, họa tiết... trong trang phục, ở từng giai đoạn, sự phân biệt mang tính chất giai cấp đã được hình thành rõ rệt.
(sưu tầm)
Đến triều đại nhà Đinh (968 - 980), về trang phục, sử sách đời sau chỉ nhắc đến một số rất ít hiện tượng như: (Năm 974), quân lính "đều đội mũ chỏm, bằng, bốn bên hình vuông. (Mũ làm bằng da, bốn cạnh khít lại, trên hẹp dưới rộng), gọi là mũ "tứ phương bình đỉnh". Hoặc "Năm Thái Bình thứ sáu (975) Đinh Tiên Hoàng định phẩm phục của các quan văn võ". Hoặc (năm 980) ở một bức thư của nhà Tống gửi cho triều đình ta có nói tới việc nhân dân ta thời đó đều cắt tóc ngắn. Hoặc có nhắc đến mũ của các đạo sĩ là màu vàng, áo của các nhà sư là màu thâm, các quan được dùng ấn vàng thì thắt lưng dải tím, được dùng ấn bạc thì thắt dải xanh...
Sang thời (tiền) Lê (981 - 1009), ta thấy: Vua Lê Đại Hành lên ngôi mặc áo long cổn, về sau áo mặc thường dùng vóc đỏ, mũ trang sức trân châu.
Lê Ngọa Triều, (1006) đổi lại phẩm phục cho các quan văn võ và tăng đạo, theo đúng như nhà Tống.
Như vậy là suốt thời gian dài này, tư liệu và hiện vật về trang phục để lại rất hiếm. Kể cả về sau, những tài liệu thành văn cũng chỉ chủ yếu nói về trang phục trong triều đình (nhắc đến tên mũ, tên áo, màu sắc... chứ không miêu tả tỉ mỉ, cặn kẽ). Một số hiện vật bằng gỗ, đá để lại nói chung hình nét không được rõ lắm.
Dù sao trong vài chục năm trị vì, các vua Đinh, Lê cũng đã giành sự quan tâm đến lĩnh vực trang phục, đặc biệt là mũ áo triều đình. Nhìn chung, ít nhiều thấy có sự kế thừa hoặc sáng tạo về hình loại, kiểu cách, màu sắc, nhưng đáng trách hơn cả là sự sao chép một cách nô lệ, lười biếng của vua Lê Ngọa Triều tạo một tiền đề lai căng cho những kiểu mẫu trang phục về sau.
Tuy nhiên, trong những thời kỳ chế độ phong kiến ổn định, thì càng về sau, trang phục cũng đã dần dần được qui định cho từng thành phần trong xã hội (vua, quan, dân...) cho mọi nghi thức trong cuộc sống (cưới, tang, lễ, hội...). Căn cứ trên hình thức, màu sắc, họa tiết... trong trang phục, ở từng giai đoạn, sự phân biệt mang tính chất giai cấp đã được hình thành rõ rệt.
(sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Cảm ơn bạn đã ghé thăm trang Những điều nhỏ bé, rất hân hạnh được đọc những lời chia sẻ chân tình của bạn. Chúc bạn luôn thành đạt và hạnh phúc trong cuộc sống.