Trần Khánh Dư là người huyện Chí Linh (Hải Hưng), con của Thượng tướng Trần Phó Duyệt. Ông là người trong họ nhà vua nên được phong tước Nhân Huệ vương.
Ông đánh giặc có công, được vua yêu lập làm "Thiên tử nghĩa nam" (con nuôi vua). Sau lại phong chức Phiêu kỵ đại tướng quân. Rồi tử tước hầu tăng lên mãi đến Tử phục thượng vị hầu.
Trong số những quý tộc nhà Trần, Trần Khánh Dư là người không chỉ giỏi võ nghệ, lắm mưu lược, lập công lớn về quân sự mà ông còn có đầu óc thực tiễn, biết kinh doanh thương mại. Suốt thời gian bị bãi chức, ông về đất cũ của cha mình ở Chí Linh, làm nghề buôn than để sống. Tác giả các bộ sử cũ với quan điểm kinh tế truyền thống của phong kiến là trọng nghề gốc (nông nghiệp), khinh nghề ngọn (buôn bán) nên coi việc ông buôn than, bán nón là nghề "hèn mọn". Nhưng thực ra, ở thời Trần chưa hề có chính sách trọng nông ức thương, chưa hề có việc bao vây cấm đoán ngoại thương. Chính Trần Khánh Dư là người sớm thấy nguồn lợi lớn trong việc buôn bán.
Một trận đánh nhỏ nhưng lại có vai trò vô cùng to lớn trong lần đại phá quân Nguyên lần thứ 3 của nhà Trần. Đó chính là Trần Khánh Dư với trận đánh tại cửa Vân Đồn.
Sau hai lần thất bại nặng nề trên đất nước ta, nhà Nguyên đã quyết tâm báo thù, chuyển toàn bộ đoàn chiến thuyền do O Mã Nhi chỉ huy chuẩn bị đánh Nhật Bản sang tập trung giúp Thoát Hoan xâm lược nước ta lần thứ 3.
Thoát Hoan kéo đại quân bằng đường bộ rầm rộ vượt ải Nam quan vào nước ta. O Mã Nhi kéo thủy quân bằng đường biển, vào nước ta qua cửa biển Vân Đồn.
Trước thế giặc quá mạnh, quân dân nhà Trần dùng kế "vườn không nhà trống", rút lui để bảo toàn lực lượng. Hưng Đạo Vương sai Trần Khánh Dư ra Vân Đồn tìm cách cầm chân giặc để nhà Trần có đủ thời gian lui về Thiên Trường. Trần Bình Trọng có nhiệm vụ cầm chân quân tiên phong đường bộ của Thoát Hoan, bảo vệ hoàng thất nhà Trần và ông đã sa vào tay giặc để rồi lưu danh sử sách với câu nói "Ta thà làm quỷ nước Nam chứ không làm Vương đất Bắc".
Riêng về Trần Khánh Dư, ông chọn vị trí Vân Đồn làm nơi mai phục, nhưng ông không ngờ được sức giặc quá mạnh, đoàn thuyền O Mã Nhi vượt qua một cách dễ dàng và đánh tan gần như toàn bộ thủy quân của Trần Khánh Dư. Sau thất bại này, ông chuẩn bị về kinh chịu tội. Chính lúc này ông nhận được thám tử hồi báo có đoàn thuyền lương đang chuẩn bị vào cửa Vân Đồn. Thì ra đó chính là đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ, do O Mã Nhi hộ tống, nhưng vì O Mã Nhi đã đánh tan thủy quân của ta nên ung dung di trước, không quan tâm đến bất cứ mối đe dọa nào nữa.
Trần Khánh Dư tập hợp tàn quân, chờ đợi đoàn thuyền Trương Văn Hổ vào ổ mai phục, đánh đắm và đốt cháy hoàn toàn đoàn thuyền lương này. Trong khi đó, kế "vườn không nhà trống" của quân dân nhà Trần bắt đầu phát huy tác dụng, chiến thuật du kích, đánh tỉa khắp nơi, lương thực khan hiếm trầm trọng. Thoát Hoan đợi mãi không thấy thuyền lương, sai O Mã Nhi ra đón thì mới hay là đoàn thuyền đã bị tiêu diệt.
Thoát Hoan kinh hồn, ra lệnh cho O Mã Nhi chuẩn bị rút theo đường thủy về nước, còn mình thì dẫn đại quân nhắm hướng Lạng Sơn mà chạy. Trên đường rút chạy bị Phạm Ngũ Lão chận đánh liên tục, Thoát Hoan phải chui vào ống đồng sai quân sĩ khiêng để tránh tên lạc. Còn O Mã Nhi và trên 300 chiến thuyền đã sa vào trận Bạch Đằng, toàn quân bị tiêu diệt, chính O Mã Nhi tử trận tại đây.
Vân Đồn chính là cơ sở cho trân Bạch Đằng, nếu không có Trần Khánh Dư và Vân Đồn thì quân dân ta còn tổn hao rất nhiều xương máu để có thể đánh bại thế giặc quá mạnh trong lần xâm lược thứ 3 của quân Nguyên, và cũng làm tiêu hao rất nặng lực lượng kẻ thù, hủy đi ý định trả thù lần nữa của nhà Nguyên.
(sưu tầm)
Ông đánh giặc có công, được vua yêu lập làm "Thiên tử nghĩa nam" (con nuôi vua). Sau lại phong chức Phiêu kỵ đại tướng quân. Rồi tử tước hầu tăng lên mãi đến Tử phục thượng vị hầu.
Trong số những quý tộc nhà Trần, Trần Khánh Dư là người không chỉ giỏi võ nghệ, lắm mưu lược, lập công lớn về quân sự mà ông còn có đầu óc thực tiễn, biết kinh doanh thương mại. Suốt thời gian bị bãi chức, ông về đất cũ của cha mình ở Chí Linh, làm nghề buôn than để sống. Tác giả các bộ sử cũ với quan điểm kinh tế truyền thống của phong kiến là trọng nghề gốc (nông nghiệp), khinh nghề ngọn (buôn bán) nên coi việc ông buôn than, bán nón là nghề "hèn mọn". Nhưng thực ra, ở thời Trần chưa hề có chính sách trọng nông ức thương, chưa hề có việc bao vây cấm đoán ngoại thương. Chính Trần Khánh Dư là người sớm thấy nguồn lợi lớn trong việc buôn bán.
Một trận đánh nhỏ nhưng lại có vai trò vô cùng to lớn trong lần đại phá quân Nguyên lần thứ 3 của nhà Trần. Đó chính là Trần Khánh Dư với trận đánh tại cửa Vân Đồn.
Sau hai lần thất bại nặng nề trên đất nước ta, nhà Nguyên đã quyết tâm báo thù, chuyển toàn bộ đoàn chiến thuyền do O Mã Nhi chỉ huy chuẩn bị đánh Nhật Bản sang tập trung giúp Thoát Hoan xâm lược nước ta lần thứ 3.
Thoát Hoan kéo đại quân bằng đường bộ rầm rộ vượt ải Nam quan vào nước ta. O Mã Nhi kéo thủy quân bằng đường biển, vào nước ta qua cửa biển Vân Đồn.
Trước thế giặc quá mạnh, quân dân nhà Trần dùng kế "vườn không nhà trống", rút lui để bảo toàn lực lượng. Hưng Đạo Vương sai Trần Khánh Dư ra Vân Đồn tìm cách cầm chân giặc để nhà Trần có đủ thời gian lui về Thiên Trường. Trần Bình Trọng có nhiệm vụ cầm chân quân tiên phong đường bộ của Thoát Hoan, bảo vệ hoàng thất nhà Trần và ông đã sa vào tay giặc để rồi lưu danh sử sách với câu nói "Ta thà làm quỷ nước Nam chứ không làm Vương đất Bắc".
Riêng về Trần Khánh Dư, ông chọn vị trí Vân Đồn làm nơi mai phục, nhưng ông không ngờ được sức giặc quá mạnh, đoàn thuyền O Mã Nhi vượt qua một cách dễ dàng và đánh tan gần như toàn bộ thủy quân của Trần Khánh Dư. Sau thất bại này, ông chuẩn bị về kinh chịu tội. Chính lúc này ông nhận được thám tử hồi báo có đoàn thuyền lương đang chuẩn bị vào cửa Vân Đồn. Thì ra đó chính là đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ, do O Mã Nhi hộ tống, nhưng vì O Mã Nhi đã đánh tan thủy quân của ta nên ung dung di trước, không quan tâm đến bất cứ mối đe dọa nào nữa.
Trần Khánh Dư tập hợp tàn quân, chờ đợi đoàn thuyền Trương Văn Hổ vào ổ mai phục, đánh đắm và đốt cháy hoàn toàn đoàn thuyền lương này. Trong khi đó, kế "vườn không nhà trống" của quân dân nhà Trần bắt đầu phát huy tác dụng, chiến thuật du kích, đánh tỉa khắp nơi, lương thực khan hiếm trầm trọng. Thoát Hoan đợi mãi không thấy thuyền lương, sai O Mã Nhi ra đón thì mới hay là đoàn thuyền đã bị tiêu diệt.
Thoát Hoan kinh hồn, ra lệnh cho O Mã Nhi chuẩn bị rút theo đường thủy về nước, còn mình thì dẫn đại quân nhắm hướng Lạng Sơn mà chạy. Trên đường rút chạy bị Phạm Ngũ Lão chận đánh liên tục, Thoát Hoan phải chui vào ống đồng sai quân sĩ khiêng để tránh tên lạc. Còn O Mã Nhi và trên 300 chiến thuyền đã sa vào trận Bạch Đằng, toàn quân bị tiêu diệt, chính O Mã Nhi tử trận tại đây.
Vân Đồn chính là cơ sở cho trân Bạch Đằng, nếu không có Trần Khánh Dư và Vân Đồn thì quân dân ta còn tổn hao rất nhiều xương máu để có thể đánh bại thế giặc quá mạnh trong lần xâm lược thứ 3 của quân Nguyên, và cũng làm tiêu hao rất nặng lực lượng kẻ thù, hủy đi ý định trả thù lần nữa của nhà Nguyên.
(sưu tầm)
Mình đã chèn logo trang bạn vào rồi, chúc vui!
Trả lờiXóa