Ngày đầu đi làm, bạn được nghe nhiều lời cảnh báo về những đồng nghiệp khó tính, khó chịu, hay soi mói... Nhưng có khi nào bạn nghĩ, chính bạn cũng là một "cái gai" trong mắt các đồng nghiệp không?
Thật ra, để làm một "cái gai" cũng không quá khó đâu. Bạn có thể làm theo những lời "khuyên đơn" giản sau:
Để ý đến mọi chuyện
Bạn hãy luôn để ý tới tất cả mọi việc xung quanh, đặc biệt là khi đồng nghiệp mắc lỗi hoặc làm sai điều gì. Mọi vấn đề nhỏ xíu như hạt đỗ cũng được bạn thổi phồng lên. Chẳng hạn, bạn tìm ra một lỗi đánh máy nhỏ trong bản báo cáo của đồng nghiệp, bạn hãy khoanh tròn lại và mang tới cho chủ nhân của nó. Hoặc thậm chí giữ nó lại làm bằng chứng cho cuộc họp nhân viên sắp tới.
Khi mọi người cố gắng tìm ra giải pháp cho một vấn đề rắc rối, hãy cứ kịch liệt phản đối. Chú ý nhé, tránh đóng góp các ý kiến để giải quyết vấn đề.
Nói nhiều
Bất cứ khi nào ai hỏi thăm bạn, hãy nói cho họ tất cả mọi vấn đề bạn gặp phải trong công việc, trong đời sống cá nhân, đặc biệt là về sức khoẻ và các mối quan hệ của bạn.
Nếu đồng nghiệp hỏi bạn về ngày nghỉ cuối tuần, hãy kể thật chi tiết những gì bạn xem trên tivi, bạn mua sắm những gì, bạn gặp ai, bạn ăn gì, nói chung là bất cứ thứ gì bạn nhớ.
Nếu thấy ai có thái độ lảng tránh không muốn nghe, quay lưng đi chỗ khác, thì hãy cố nói thật nhanh và nói to lên kẻo họ lại không nghe thấy. Tiếp tục câu chuyện không nghỉ, tránh để mọi người có cơ hội chấm dứt cuộc hàn huyên của bạn và quay vào làm việc.
Nếu không tìm thấy ai để “tâm sự”, thì sao bạn không gọi điện cho một đứa bạn, buôn chuyện cả ngày, còn nói và cười thật to nữa chứ.
Nhận mọi lời khen
Ai chẳng thích được khen, bạn cũng vậy, và bạn nhận mọi lời khen về mình, kể cả khi nó không dành cho bạn. Nếu tình cờ nghe lỏm được sáng kiến gì, hãy hành động ngay, coi như đó là ý tưởng của bạn và dõng dạc trình bày trước cuộc họp.
Mặt khác, tránh nhận trách nhiệm về mình khi có sự cố gì trong công việc. Không thừa nhận cho dù bạn làm sai, tội gì! Học thuộc những “câu thần chú” này nhé:
Nếu dự án thất bại, nói với sếp “họ làm đấy!”
Nếu dự án tương đối thành công, nói “chúng tôi làm đấy!”
Nếu dự án thành công rực rỡ, nói “tôi làm đấy!”
Chủ nhân của những hành vi tồi
Nếu bạn muốn trở thành một "cái gai" trong mắt đồng nghiệp, bạn phải luôn có những hành vi không đẹp, thậm chí chuyển nó thành thói quen của mình.
Khi bạn muốn điều gì, hãy la lớn và yêu cầu nó phải được thực hiện ngay lập tức.
Khi không tán thành với ai đó, sử dụng cả ngôn ngữ lời nói lẫn cử chỉ để cho họ biết, thậm chí để cho cả thế giới cùng biết.
Bất cứ khi nào ai đó hỏi bạn điều gì, trả lời thẳng thừng: “Tôi không biết, đó không phải việc của tôi”.
Nếu ai đó bực mình, thay vì lắng nghe để tìm hiểu xem chuyện gì xảy ra, hãy cứ bảo họ “bình tĩnh đã”, “làm gì mà nóng tính thế”.
Khi ai đó phải hoàn thành nhiệm vụ khẩn cấp và đề nghị bạn giúp đỡ, hãy từ chối ngay, nói cho họ hiểu: “Thất bại của bạn chả ảnh hưởng gì đến công việc của tôi cả”.
Khi bạn thấy ghét ai đó, hãy tích cực nói xấu họ sau lưng. Nếu trong số các đồng nghiệp chẳng ai buồn nghe bạn nói, hãy tìm đến thổ lộ với sếp. "Tôi thấy anh A. dạo này làm việc chểng mảng lắm, mắc lỗi suốt...".
Khi đã thành "cái gai" rồi, việc bạn cứ ở mãi một vị trí, không thể thăng tiến, cũng chẳng có gì là lạ. Ngoài ra, bạn cũng nên quen với việc hàng ngày đi làm, bạn chỉ có thể nói chuyện với cái bàn và chiếc máy tính thôi.
Bạn có muốn là một "cái gai" trong mắt đồng nghiệp không?
Theo Dân Trí
Thật ra, để làm một "cái gai" cũng không quá khó đâu. Bạn có thể làm theo những lời "khuyên đơn" giản sau:
Để ý đến mọi chuyện
Bạn hãy luôn để ý tới tất cả mọi việc xung quanh, đặc biệt là khi đồng nghiệp mắc lỗi hoặc làm sai điều gì. Mọi vấn đề nhỏ xíu như hạt đỗ cũng được bạn thổi phồng lên. Chẳng hạn, bạn tìm ra một lỗi đánh máy nhỏ trong bản báo cáo của đồng nghiệp, bạn hãy khoanh tròn lại và mang tới cho chủ nhân của nó. Hoặc thậm chí giữ nó lại làm bằng chứng cho cuộc họp nhân viên sắp tới.
Khi mọi người cố gắng tìm ra giải pháp cho một vấn đề rắc rối, hãy cứ kịch liệt phản đối. Chú ý nhé, tránh đóng góp các ý kiến để giải quyết vấn đề.
Nói nhiều
Bất cứ khi nào ai hỏi thăm bạn, hãy nói cho họ tất cả mọi vấn đề bạn gặp phải trong công việc, trong đời sống cá nhân, đặc biệt là về sức khoẻ và các mối quan hệ của bạn.
Nếu đồng nghiệp hỏi bạn về ngày nghỉ cuối tuần, hãy kể thật chi tiết những gì bạn xem trên tivi, bạn mua sắm những gì, bạn gặp ai, bạn ăn gì, nói chung là bất cứ thứ gì bạn nhớ.
Nếu thấy ai có thái độ lảng tránh không muốn nghe, quay lưng đi chỗ khác, thì hãy cố nói thật nhanh và nói to lên kẻo họ lại không nghe thấy. Tiếp tục câu chuyện không nghỉ, tránh để mọi người có cơ hội chấm dứt cuộc hàn huyên của bạn và quay vào làm việc.
Nếu không tìm thấy ai để “tâm sự”, thì sao bạn không gọi điện cho một đứa bạn, buôn chuyện cả ngày, còn nói và cười thật to nữa chứ.
Nhận mọi lời khen
Ai chẳng thích được khen, bạn cũng vậy, và bạn nhận mọi lời khen về mình, kể cả khi nó không dành cho bạn. Nếu tình cờ nghe lỏm được sáng kiến gì, hãy hành động ngay, coi như đó là ý tưởng của bạn và dõng dạc trình bày trước cuộc họp.
Mặt khác, tránh nhận trách nhiệm về mình khi có sự cố gì trong công việc. Không thừa nhận cho dù bạn làm sai, tội gì! Học thuộc những “câu thần chú” này nhé:
Nếu dự án thất bại, nói với sếp “họ làm đấy!”
Nếu dự án tương đối thành công, nói “chúng tôi làm đấy!”
Nếu dự án thành công rực rỡ, nói “tôi làm đấy!”
Chủ nhân của những hành vi tồi
Nếu bạn muốn trở thành một "cái gai" trong mắt đồng nghiệp, bạn phải luôn có những hành vi không đẹp, thậm chí chuyển nó thành thói quen của mình.
Khi bạn muốn điều gì, hãy la lớn và yêu cầu nó phải được thực hiện ngay lập tức.
Khi không tán thành với ai đó, sử dụng cả ngôn ngữ lời nói lẫn cử chỉ để cho họ biết, thậm chí để cho cả thế giới cùng biết.
Bất cứ khi nào ai đó hỏi bạn điều gì, trả lời thẳng thừng: “Tôi không biết, đó không phải việc của tôi”.
Nếu ai đó bực mình, thay vì lắng nghe để tìm hiểu xem chuyện gì xảy ra, hãy cứ bảo họ “bình tĩnh đã”, “làm gì mà nóng tính thế”.
Khi ai đó phải hoàn thành nhiệm vụ khẩn cấp và đề nghị bạn giúp đỡ, hãy từ chối ngay, nói cho họ hiểu: “Thất bại của bạn chả ảnh hưởng gì đến công việc của tôi cả”.
Khi bạn thấy ghét ai đó, hãy tích cực nói xấu họ sau lưng. Nếu trong số các đồng nghiệp chẳng ai buồn nghe bạn nói, hãy tìm đến thổ lộ với sếp. "Tôi thấy anh A. dạo này làm việc chểng mảng lắm, mắc lỗi suốt...".
Khi đã thành "cái gai" rồi, việc bạn cứ ở mãi một vị trí, không thể thăng tiến, cũng chẳng có gì là lạ. Ngoài ra, bạn cũng nên quen với việc hàng ngày đi làm, bạn chỉ có thể nói chuyện với cái bàn và chiếc máy tính thôi.
Bạn có muốn là một "cái gai" trong mắt đồng nghiệp không?
Theo Dân Trí
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Cảm ơn bạn đã ghé thăm trang Những điều nhỏ bé, rất hân hạnh được đọc những lời chia sẻ chân tình của bạn. Chúc bạn luôn thành đạt và hạnh phúc trong cuộc sống.