Khác với những đứa trẻ bình thường, con bạn lúc nào cũng nghịch không biết mệt. Bạn lo lắng chẳng hiểu cháu có mắc chứng hiếu động thái quá không. Các dấu hiệu sau sẽ giúp bạn kiểm chứng.
Bốc đồng
Trẻ hiếu động thái quá hành động rất nhanh và nông nổi, không xem xét hậu quả. Trẻ làm việc qua quýt, cẩu thả, viết xấu, không nỗ lực và luôn tìm kiếm sự đơn giản.
Trẻ còn không biết chờ đợi. Nếu bạn hứa cho con đi công viên thì phải thực hiện luôn, nếu không, trẻ tìm cách quấy nhiễu.
Thường người lớn thấy đây là những đứa trẻ không được dạy bảo đến nơi đến chốn, thích nói leo, không biết vâng lời, hay làm đổ vỡ đồ vật trong nhà.
Không tập trung
Trẻ không tập trung hoàn thành một nhiệm vụ cụ thể mà luôn nhảy cóc, thay đổi hoạt động, đãng trí không ngừng. Biểu hiện càng rõ hơn nếu công việc này khiến trẻ buồn chán.
Trẻ luôn bị phân tán tư tưởng. Một tiếng động bên ngoài, chuông điện thoại reo, ý tưởng lướt qua trong đầu cũng đủ để làm trẻ xao nhãng.
Hay bồn chồn
Những đứa trẻ quá hiếu động không bao giờ chịu ở yên một chỗ. Đó cũng là lý do trẻ quấy rối khi đến trường, nơi chúng phải ngồi im tập trung. Lẽ dĩ nhiên, trẻ thuộc loại này thích nhất các hoạt động thể chất.
Điều quan trọng là chúng ta cần phân biệt trẻ hiếu động thái quá với trẻ ưa hoạt động. Hiếu động thái quá là hậu quả của không tập trung và nông nổi. Trẻ ưa hoạt động sẽ không có các “triệu chứng” trên.
Thân với... tivi
Theo nghiên cứu mới của Mỹ, trẻ xem ti vi ở độ tuổi càng thấp, nguy cơ hiếu động thái quá càng cao. Trẻ 1-3 tuổi ngồi trước ti vi nhiều sẽ tăng nguy cơ rối loạn tập trung vào giai đoạn 7 tuổi. Trẻ ít tháng tuổi xem ti vi 3 giờ/ngày tăng nguy cơ hiếu động thái quá sau này lên 30%.
Có lẽ vì vậy mà Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ đã đưa ra khuyến cáo: không nên cho trẻ dưới 2 tuổi xem tivi, hạn chế thời gian xem mỗi ngày của trẻ xuống còn 1-2 giờ.
(sưu tầm)
Bốc đồng
Trẻ hiếu động thái quá hành động rất nhanh và nông nổi, không xem xét hậu quả. Trẻ làm việc qua quýt, cẩu thả, viết xấu, không nỗ lực và luôn tìm kiếm sự đơn giản.
Trẻ còn không biết chờ đợi. Nếu bạn hứa cho con đi công viên thì phải thực hiện luôn, nếu không, trẻ tìm cách quấy nhiễu.
Thường người lớn thấy đây là những đứa trẻ không được dạy bảo đến nơi đến chốn, thích nói leo, không biết vâng lời, hay làm đổ vỡ đồ vật trong nhà.
Không tập trung
Trẻ không tập trung hoàn thành một nhiệm vụ cụ thể mà luôn nhảy cóc, thay đổi hoạt động, đãng trí không ngừng. Biểu hiện càng rõ hơn nếu công việc này khiến trẻ buồn chán.
Trẻ luôn bị phân tán tư tưởng. Một tiếng động bên ngoài, chuông điện thoại reo, ý tưởng lướt qua trong đầu cũng đủ để làm trẻ xao nhãng.
Hay bồn chồn
Những đứa trẻ quá hiếu động không bao giờ chịu ở yên một chỗ. Đó cũng là lý do trẻ quấy rối khi đến trường, nơi chúng phải ngồi im tập trung. Lẽ dĩ nhiên, trẻ thuộc loại này thích nhất các hoạt động thể chất.
Điều quan trọng là chúng ta cần phân biệt trẻ hiếu động thái quá với trẻ ưa hoạt động. Hiếu động thái quá là hậu quả của không tập trung và nông nổi. Trẻ ưa hoạt động sẽ không có các “triệu chứng” trên.
Thân với... tivi
Theo nghiên cứu mới của Mỹ, trẻ xem ti vi ở độ tuổi càng thấp, nguy cơ hiếu động thái quá càng cao. Trẻ 1-3 tuổi ngồi trước ti vi nhiều sẽ tăng nguy cơ rối loạn tập trung vào giai đoạn 7 tuổi. Trẻ ít tháng tuổi xem ti vi 3 giờ/ngày tăng nguy cơ hiếu động thái quá sau này lên 30%.
Có lẽ vì vậy mà Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ đã đưa ra khuyến cáo: không nên cho trẻ dưới 2 tuổi xem tivi, hạn chế thời gian xem mỗi ngày của trẻ xuống còn 1-2 giờ.
(sưu tầm)
Quả là những chuyện nhỏ bé nhưng rất đáng để học hỏi. Nếu bạn có nhu cầu trao đổi liên kết thì vui lòng ghé trang mình nhé. Chúc vui!
Trả lờiXóaBài này có lẽ cũng...hay nhưng rất tiết mình chẳng đọc được gì cả. Bạn hãy xem lại font chữ tiếng Việt của mình đi, thay font khác để các visitor đọc được tiếng Việt nhé!
Trả lờiXóaÔ, cám ơn bạn VNBLOGGERUS nhiều lắm lắm.
Trả lờiXóa