Làng Hoài Bão thuộc huyện Tiên Du (nay là Liên Bão, huyện Tiên Sơn tỉnh Bắc Ninh) có tên Nôm là làng Bịu mà bây giờ chúng ta quen gọi là làng Quan họ. Nơi đây có dòng họ Nguyễn Đăng với nhiều người đỗ đạt như Thám hoa Nguyễn Đăng Cảo, Tiến sĩ Nguyễn Đăng Tuân... và trạng nguyên Nguyễn Đăng Đạo - mà ta thường gọi là Trạng Bịu. Ông sinh năm 1651 và mất năm 1719. Khi mất vua Lê Dụ Tông và chúa Trịnh Cương vô cùng thương tiếc ban cho 4 chữ: "Lưỡng quốc trạng nguyên" và 1 câu đối:
Tiến sĩ, thượng thư thiên hạ hữu
Trạng nguyên, tể tướng thế gian vô.
(Đậu tiến sĩ làm đến thượng thư thì trong thiên hạ thấy có nhiều,
nhưng đậu trạng nguyên làm đến tể tướng thì hiếm có)
Ngay từ thuở nhỏ, Trạng nguyên Nguyễn Đăng Đạo đã nổi tiếng là người hay chữ, nhưng tính tình ngang tàng, bướng bỉnh. Năm 1682 ông thi hương, đậu đầu Hương cống, được theo giới Đường quan vào học ở Quốc tử giám. Những năm tháng này, hình ảnh 1 tiểu thư xinh đẹp đã choáng ngợp hết tâm trí ông. Và ông là người đã để lại trong sử sách 1 cách tỏ tình kì lạ nhất mà đời sau còn nhớ mãi.
Vào Tiết nguyên tiêu, cửa chùa Báo Thiên rộng mở để đón khách thập phương đến chiêm bái. Nguyễn Đăng Đạo vừa đi nghe giảng về, thấy ngoài cổng chùa 1 chiếc xe song loan vừa dừng lại. Từ trên xe 1 tiểu thư xinh đẹp cùng đám thị nữ bước xuống rồi đi thẳng vào Tam bảo lễ Phật. Ông liền lẳng lặng đi theo sau tiểu thư. Khi người đẹp đang khấn vái, ông đứng bên cạnh liền khấn to để mọi người cùng nghe:
- Nam mô A di đà Phật, cầu Phật tổ phù hộ cho 2 vợ chồng tôi đây được khoẻ mạnh sống lâu!
Chuyện xảy ra đường đột, đám thị nữ theo hầu liền mắng xối xả vào mặt ông là ngỗ nghịch, vô lễ. Thế nhưng tiểu thư nọ cho rằng đó chỉ là trò đùa của đám học trò nên ôn tồn, khẽ bảo:
- Ngày quân lễ Phật, người ta đùa thôi, các em đừng nặng lời như thế!
Được lời như cởi tấm lòng, khi nàng ra xe trở về phủ thì ông quyết đi theo.
Tưởng chuyện chỉ dừng lại ở đó, nhưng không, tối hôm ấy, ông khăn áo chỉnh tề rồi tìm cách vượt tường vào phủ, đi lần đến nhà ngang cạnh phòng nàng, ông ngồi đó. Đám thị nữ thấy người lạ đột nhập vào phủ, hoảng sợ gọi tiểu thư. Khi nàng đến, ông đĩnh đạc nói:
- Tôi là danh sĩ Kinh Bắc đến xin quan lớn cho làm rể!
Nghe nói vậy, nàng cũng hoảng sợ, vội bảo thị nữ đem vàng bạc ra cho ông, nói:
- Đây gọi là chút ít giúp thầy ăn học. Thầy nhận lấy rồi ra ngay khỏi phủ, kẻo cha tôi biết thì nguy cho thầy!
Ông khoát tay:
- Thưa tiểu thư, tôi đến đây để xin cầu hôn chứ không xin vàng lụa.
Nghe tiếng nói ầm ĩ, lính hầu thức dậy vội báo cho quan Đề lĩnh họ Ngô.
Quan xuống tận nơi quát tháo, sai lính trói lại. Chuyện ồn ào cả lên, tưởng có việc gì xảy ra, quan tham tụng Phạm Công Trứ(1600-1675) cùng lính tráng xách đèn chạy sang. Nghe quan đề lĩnh kể lại, Phạm Công Trứ suy nghĩ 1 lát rồi nói:
- Lính đâu, cởi trói cho anh ta! Này, anh tự xưng là danh sĩ Kinh Bắc, vậy anh thử làm bài phú mới ra ở trường Giám hôm nay xem thế nào?
Nguyễn Đăng Đạo bước ra thềm, dưới ánh trăng sáng ngời, ông viết liền 1 mạch. Hai vị quan lớn trong phủ chưa uông hết 1 chén trà thì bài đã làm xong. Phạm Công Trứ soi đèn đọc, càng đọc càng ngạc nhiên, kinh sợ cho bút lực của ông, liền nói với quan đề lĩnh:
- Văn tài gã này hơn cả bọn cống sĩ ở trường Giám, khoa thi tới không đỗ trạng nguyên cũng bản nhãn. Nếu Ngô huynh kén rễ hiền thì tôi tưởng không ai hơn gã này.
Nghe nói thế, quan đề lĩnh đổi giận làm vui. Từ đó cho Đăng Đạo vào ở hẳn trong phủ dùi mài kinh sử. Quả nhiên về sau Nguyễn Đăng Đạo đỗ trạng nguyên (1683), quan đề lĩnh họ Ngô cho con gái mình xe duyên cầm sắt. Đăng Đạo ra làm quan ở Viện Hàn Lâm, dần dà thăng đến chức Lại bộ hữu thị lang, năm 1687 và năm 1697 ông làm chánh sứ sang Trung Quốc để thương lượng về vấn đề biên giới với nhà Thanh. Dù làm quan lớn, nhưng lúc nào Nguyễn Đăng Đạo cũng lo cho dân. Năm Bắc hà lụt lớn, đất Kinh Bắc mất mùa, dân đói khắp nơi, ông bảo vợ:
- Ta làm tể tướng trong coi việc triều đình mà để cho dân không có cơm ăn, áo mặc thì còn ra chính sự gì nữa! Vậy phu nhân đem hết cả thóc gạo, lúa má của nhà mà giúp đỡ cho dân các làng lân cận....
Vợ ông vâng lời làm theo. Năm sau các làng này được mùa, dân nhớ ơn ông làm 1 bài "minh"mà nay còn khắc ở nhà thờ Nguyễn Đăng Đạo:
Trạng nguyên không cho tiền,
Dân ta bao giờ yên.
Trạng nguyên không cho thóc,
Dân ta còn nheo nhóc.
Đức cho thóc,
Công cho tiền.
Công đức ấy,
Nhớ khôn cùng.
Đối với dân, ông cư xử như vậy, nhưng đối với trong nhà thì ông rất cần kiệm. Năm 1698 khi đi sứ xong, nhân 1 hôm về thăm nhà, thấy phu nhân mới làm thêm 2 gian nhà ngói, ông tỏ ý không bằng lòng:
- Nhà ta vốn là học trò, được đầy đủ đến nay là quá lắm rồi, làm gì phải đẹp đẽ to tát thế kia!
Nghe ông nói thế, bất chợt vợ ông nhớ đến dịp rằm tháng giêng dự lễ Nguyên tiêu ở chùa Báo Thiên, bất giác bà xao xuyến và xúc động không nguôi. Còn ông, ông cũng nhớ lại giây phút gặp gỡ của buổi ban đầu ấy, khi nghe đây đó vọng về tiếng hát quan họ ngọt ngào, trong trẻo như lả lơi, như tình tự:
Ngọn đèn thấp thoáng bóng trăng
Ai đem người ngọc thung thăng chốn này.
(sưu tầm)
Tiến sĩ, thượng thư thiên hạ hữu
Trạng nguyên, tể tướng thế gian vô.
(Đậu tiến sĩ làm đến thượng thư thì trong thiên hạ thấy có nhiều,
nhưng đậu trạng nguyên làm đến tể tướng thì hiếm có)
Ngay từ thuở nhỏ, Trạng nguyên Nguyễn Đăng Đạo đã nổi tiếng là người hay chữ, nhưng tính tình ngang tàng, bướng bỉnh. Năm 1682 ông thi hương, đậu đầu Hương cống, được theo giới Đường quan vào học ở Quốc tử giám. Những năm tháng này, hình ảnh 1 tiểu thư xinh đẹp đã choáng ngợp hết tâm trí ông. Và ông là người đã để lại trong sử sách 1 cách tỏ tình kì lạ nhất mà đời sau còn nhớ mãi.
Vào Tiết nguyên tiêu, cửa chùa Báo Thiên rộng mở để đón khách thập phương đến chiêm bái. Nguyễn Đăng Đạo vừa đi nghe giảng về, thấy ngoài cổng chùa 1 chiếc xe song loan vừa dừng lại. Từ trên xe 1 tiểu thư xinh đẹp cùng đám thị nữ bước xuống rồi đi thẳng vào Tam bảo lễ Phật. Ông liền lẳng lặng đi theo sau tiểu thư. Khi người đẹp đang khấn vái, ông đứng bên cạnh liền khấn to để mọi người cùng nghe:
- Nam mô A di đà Phật, cầu Phật tổ phù hộ cho 2 vợ chồng tôi đây được khoẻ mạnh sống lâu!
Chuyện xảy ra đường đột, đám thị nữ theo hầu liền mắng xối xả vào mặt ông là ngỗ nghịch, vô lễ. Thế nhưng tiểu thư nọ cho rằng đó chỉ là trò đùa của đám học trò nên ôn tồn, khẽ bảo:
- Ngày quân lễ Phật, người ta đùa thôi, các em đừng nặng lời như thế!
Được lời như cởi tấm lòng, khi nàng ra xe trở về phủ thì ông quyết đi theo.
Tưởng chuyện chỉ dừng lại ở đó, nhưng không, tối hôm ấy, ông khăn áo chỉnh tề rồi tìm cách vượt tường vào phủ, đi lần đến nhà ngang cạnh phòng nàng, ông ngồi đó. Đám thị nữ thấy người lạ đột nhập vào phủ, hoảng sợ gọi tiểu thư. Khi nàng đến, ông đĩnh đạc nói:
- Tôi là danh sĩ Kinh Bắc đến xin quan lớn cho làm rể!
Nghe nói vậy, nàng cũng hoảng sợ, vội bảo thị nữ đem vàng bạc ra cho ông, nói:
- Đây gọi là chút ít giúp thầy ăn học. Thầy nhận lấy rồi ra ngay khỏi phủ, kẻo cha tôi biết thì nguy cho thầy!
Ông khoát tay:
- Thưa tiểu thư, tôi đến đây để xin cầu hôn chứ không xin vàng lụa.
Nghe tiếng nói ầm ĩ, lính hầu thức dậy vội báo cho quan Đề lĩnh họ Ngô.
Quan xuống tận nơi quát tháo, sai lính trói lại. Chuyện ồn ào cả lên, tưởng có việc gì xảy ra, quan tham tụng Phạm Công Trứ(1600-1675) cùng lính tráng xách đèn chạy sang. Nghe quan đề lĩnh kể lại, Phạm Công Trứ suy nghĩ 1 lát rồi nói:
- Lính đâu, cởi trói cho anh ta! Này, anh tự xưng là danh sĩ Kinh Bắc, vậy anh thử làm bài phú mới ra ở trường Giám hôm nay xem thế nào?
Nguyễn Đăng Đạo bước ra thềm, dưới ánh trăng sáng ngời, ông viết liền 1 mạch. Hai vị quan lớn trong phủ chưa uông hết 1 chén trà thì bài đã làm xong. Phạm Công Trứ soi đèn đọc, càng đọc càng ngạc nhiên, kinh sợ cho bút lực của ông, liền nói với quan đề lĩnh:
- Văn tài gã này hơn cả bọn cống sĩ ở trường Giám, khoa thi tới không đỗ trạng nguyên cũng bản nhãn. Nếu Ngô huynh kén rễ hiền thì tôi tưởng không ai hơn gã này.
Nghe nói thế, quan đề lĩnh đổi giận làm vui. Từ đó cho Đăng Đạo vào ở hẳn trong phủ dùi mài kinh sử. Quả nhiên về sau Nguyễn Đăng Đạo đỗ trạng nguyên (1683), quan đề lĩnh họ Ngô cho con gái mình xe duyên cầm sắt. Đăng Đạo ra làm quan ở Viện Hàn Lâm, dần dà thăng đến chức Lại bộ hữu thị lang, năm 1687 và năm 1697 ông làm chánh sứ sang Trung Quốc để thương lượng về vấn đề biên giới với nhà Thanh. Dù làm quan lớn, nhưng lúc nào Nguyễn Đăng Đạo cũng lo cho dân. Năm Bắc hà lụt lớn, đất Kinh Bắc mất mùa, dân đói khắp nơi, ông bảo vợ:
- Ta làm tể tướng trong coi việc triều đình mà để cho dân không có cơm ăn, áo mặc thì còn ra chính sự gì nữa! Vậy phu nhân đem hết cả thóc gạo, lúa má của nhà mà giúp đỡ cho dân các làng lân cận....
Vợ ông vâng lời làm theo. Năm sau các làng này được mùa, dân nhớ ơn ông làm 1 bài "minh"mà nay còn khắc ở nhà thờ Nguyễn Đăng Đạo:
Trạng nguyên không cho tiền,
Dân ta bao giờ yên.
Trạng nguyên không cho thóc,
Dân ta còn nheo nhóc.
Đức cho thóc,
Công cho tiền.
Công đức ấy,
Nhớ khôn cùng.
Đối với dân, ông cư xử như vậy, nhưng đối với trong nhà thì ông rất cần kiệm. Năm 1698 khi đi sứ xong, nhân 1 hôm về thăm nhà, thấy phu nhân mới làm thêm 2 gian nhà ngói, ông tỏ ý không bằng lòng:
- Nhà ta vốn là học trò, được đầy đủ đến nay là quá lắm rồi, làm gì phải đẹp đẽ to tát thế kia!
Nghe ông nói thế, bất chợt vợ ông nhớ đến dịp rằm tháng giêng dự lễ Nguyên tiêu ở chùa Báo Thiên, bất giác bà xao xuyến và xúc động không nguôi. Còn ông, ông cũng nhớ lại giây phút gặp gỡ của buổi ban đầu ấy, khi nghe đây đó vọng về tiếng hát quan họ ngọt ngào, trong trẻo như lả lơi, như tình tự:
Ngọn đèn thấp thoáng bóng trăng
Ai đem người ngọc thung thăng chốn này.
(sưu tầm)
Câu chuyện thật hay, cám ơn nhiều lắm!
Trả lờiXóa