Đối với mọi nhân viên, bị giáng chức là hình thức kỷ luật nặng nhất. Ai cũng muốn tránh chuyện đáng buồn này, nhưng nếu chẳng may gặp phải, bạn cũng đừng vội chán nản, hãy bìnhh tĩnh để nhìn nhận lại vấn đề và tìm ra cách giải quyết hợp lý nhất.
Nguyễn Quân là trưởng phòng xuất nhập khẩu của một công ty khai thác vận tải biển. Công việc hiện tại của anh đang thuận buồm xuôi gió. Một hôm, giám đốc công ty gọi Quân lên văn phòng và thông báo quyết định thuyên chuyển anh sang làm nhân viên giao nhận hàng.
Không bằng lòng với công việc mới, anh đề nghị cho biết lý do và nhận được câu trả lời đơn giản: “Vì mấy năm nay anh không lên chức được, đến lúc phải nhường ghế cho người khác thôi!”. Những đồng nghiệp thì cho rằng anh không hợp với ê-kíp hiện có trong công ty nên mới bị đổi đi.
Gần ba năm nắm giữ vị trí trưởng phòng hành chánh của một xí nghiệp cổ phần dược, đến kỳ sinh nở, chị Hồ Như Ngọc được nghỉ phép. Hơn ba tháng sau trở lại cơ quan, lãnh đạo phân công chị làm nhân viên văn phòng với lời giải thích: “Chị thử nghĩ xem, trong ba tháng chị nghỉ việc chẳng lẽ vị trí trưởng phòng hành chánh phải để trống, hoạt động của xí nghiệp sẽ ra sao? Nhân sự mới đã làm thay chị rất tốt. Hoặc là chị chấp nhận làm nhân viên hoặc là chị xin nghỉ việc bởi chúng tôi không muốn xáo trộn về nhân sự”. Sau này chị Ngọc biết được người thay thế mình chính là em gái của một vị phó giám đốc xí nghiệp.
Theo ông Nguyễn Thành Danh, Trưởng phòng Nhân sự công ty Sài Gòn Xanh, đa số nhân viên khi bị giáng chức đều tỏ ra bất mãn và sẽ có hành động “phản kháng” lại doanh nghiệp (DN). Một số người cảm thấy mất thể diện và từ chối chức danh thấp hơn, dĩ nhiên là cũng vì mức lương bị giảm xuống đáng kể. Chị Hồ Như Ngọc nói: “Tôi bị sốc trước những gì đã xảy ra, chẳng thà nghỉ việc chứ tôi không chịu mất danh dự như vậy”.
Bà Lê Vân, phụ trách nhân sự Công ty Hóa mỹ phẩm Leena, khuyên: “Khi bị giáng chức, đừng vội nghỉ việc mà phải tìm hiểu cặn kẽ nguyên nhân. Nếu lý do hợp lý thì nên chấp nhận và cần nỗ lực nhiều cho công việc ở vị trí thấp hơn. Ở bộ phận khác, bạn vẫn có cơ hội vươn lên”.
Nhiều chuyên gia có cùng chung nhận định: Hiện nay, trong nhiều DN có sự hình thành bè phái, người nào làm việc không “ăn rơ”, không “biết người biết ta” thì sẽ sớm bị “hất cẳng”. Trong những trường hợp này, nhân viên chỉ biết trông chờ vào nếp văn hóa của DN.
Nếu chẳng may rơi vào một môi trường làm việc có sự cạnh tranh không lành mạnh thì “nên sớm nghỉ việc để kiếm chỗ làm khác. Mình có năng lực, đừng bao giờ sợ thất nghiệp”, anh Nguyễn Quân tâm sự.
Mỗi DN có chính sách quản lý và sử dụng nhân sự khác nhau cho nên có quan điểm về việc giáng chức nhân viên cũng khác nhau. Ông Đỗ Minh Chánh, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Khả Khẩu Lạc, nói: “Giáng chức là một hình thức kỷ luật nặng, DN cần hạn chế sử dụng. Khi người lao động (NLĐ) vi phạm, chúng tôi nhắc nhở, nếu họ không cải đổi chúng tôi sẽ dùng hình thức cảnh cáo. Giải pháp cuối cùng có thể là hạ lương hay giáng chức nhưng đó không phải là giải pháp hay. Nên tạo cho nhân viên cơ hội để sửa sai”.
Ông Thomas R. Siebert, Tổng giám đốc Công ty Liên doanh Sứ vệ sinh American Standard, nhìn nhận: “Tính kỷ luật của NLĐ Việt Nam còn tương đối yếu nên DN phải xây dựng nếp làm việc theo chiều sâu, nghĩa là nhân viên cần trang bị thật kỹ kiến thức về nội quy lao động, quan hệ lao động, luật lao động... Trong nhiều trường hợp, giáng chức cũng là một hình thức kỷ luật, giúp nhân viên soi xét lại mình”.
Còn ông Goh Bang Soon, Giám đốc Công ty Fast Syst & Mgmt Services (Singapore), khi được hỏi ông từng giáng chức “thuộc hạ” của mình hay chưa, ông trả lời: “Các công ty nước ngoài thường có quy chế chặt chẽ và môi trường làm việc dưới áp lực cao, ai không hòa nhập tốt sẽ sớm nhận phần thiệt hại về mình. Tôi từng 1-2 lần giáng chức cấp dưới vì một trong những lý do xác đáng sau đây: vi phạm kỷ luật (nói chung); không hoàn thành nhiệm vụ; không có năng lực để phát triển. NLĐ cần phải biết ba lý do này để tránh và hoàn thiện mình hơn”.
Theo Người Lao Động
Nguyễn Quân là trưởng phòng xuất nhập khẩu của một công ty khai thác vận tải biển. Công việc hiện tại của anh đang thuận buồm xuôi gió. Một hôm, giám đốc công ty gọi Quân lên văn phòng và thông báo quyết định thuyên chuyển anh sang làm nhân viên giao nhận hàng.
Không bằng lòng với công việc mới, anh đề nghị cho biết lý do và nhận được câu trả lời đơn giản: “Vì mấy năm nay anh không lên chức được, đến lúc phải nhường ghế cho người khác thôi!”. Những đồng nghiệp thì cho rằng anh không hợp với ê-kíp hiện có trong công ty nên mới bị đổi đi.
Gần ba năm nắm giữ vị trí trưởng phòng hành chánh của một xí nghiệp cổ phần dược, đến kỳ sinh nở, chị Hồ Như Ngọc được nghỉ phép. Hơn ba tháng sau trở lại cơ quan, lãnh đạo phân công chị làm nhân viên văn phòng với lời giải thích: “Chị thử nghĩ xem, trong ba tháng chị nghỉ việc chẳng lẽ vị trí trưởng phòng hành chánh phải để trống, hoạt động của xí nghiệp sẽ ra sao? Nhân sự mới đã làm thay chị rất tốt. Hoặc là chị chấp nhận làm nhân viên hoặc là chị xin nghỉ việc bởi chúng tôi không muốn xáo trộn về nhân sự”. Sau này chị Ngọc biết được người thay thế mình chính là em gái của một vị phó giám đốc xí nghiệp.
Theo ông Nguyễn Thành Danh, Trưởng phòng Nhân sự công ty Sài Gòn Xanh, đa số nhân viên khi bị giáng chức đều tỏ ra bất mãn và sẽ có hành động “phản kháng” lại doanh nghiệp (DN). Một số người cảm thấy mất thể diện và từ chối chức danh thấp hơn, dĩ nhiên là cũng vì mức lương bị giảm xuống đáng kể. Chị Hồ Như Ngọc nói: “Tôi bị sốc trước những gì đã xảy ra, chẳng thà nghỉ việc chứ tôi không chịu mất danh dự như vậy”.
Bà Lê Vân, phụ trách nhân sự Công ty Hóa mỹ phẩm Leena, khuyên: “Khi bị giáng chức, đừng vội nghỉ việc mà phải tìm hiểu cặn kẽ nguyên nhân. Nếu lý do hợp lý thì nên chấp nhận và cần nỗ lực nhiều cho công việc ở vị trí thấp hơn. Ở bộ phận khác, bạn vẫn có cơ hội vươn lên”.
Nhiều chuyên gia có cùng chung nhận định: Hiện nay, trong nhiều DN có sự hình thành bè phái, người nào làm việc không “ăn rơ”, không “biết người biết ta” thì sẽ sớm bị “hất cẳng”. Trong những trường hợp này, nhân viên chỉ biết trông chờ vào nếp văn hóa của DN.
Nếu chẳng may rơi vào một môi trường làm việc có sự cạnh tranh không lành mạnh thì “nên sớm nghỉ việc để kiếm chỗ làm khác. Mình có năng lực, đừng bao giờ sợ thất nghiệp”, anh Nguyễn Quân tâm sự.
Mỗi DN có chính sách quản lý và sử dụng nhân sự khác nhau cho nên có quan điểm về việc giáng chức nhân viên cũng khác nhau. Ông Đỗ Minh Chánh, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Khả Khẩu Lạc, nói: “Giáng chức là một hình thức kỷ luật nặng, DN cần hạn chế sử dụng. Khi người lao động (NLĐ) vi phạm, chúng tôi nhắc nhở, nếu họ không cải đổi chúng tôi sẽ dùng hình thức cảnh cáo. Giải pháp cuối cùng có thể là hạ lương hay giáng chức nhưng đó không phải là giải pháp hay. Nên tạo cho nhân viên cơ hội để sửa sai”.
Ông Thomas R. Siebert, Tổng giám đốc Công ty Liên doanh Sứ vệ sinh American Standard, nhìn nhận: “Tính kỷ luật của NLĐ Việt Nam còn tương đối yếu nên DN phải xây dựng nếp làm việc theo chiều sâu, nghĩa là nhân viên cần trang bị thật kỹ kiến thức về nội quy lao động, quan hệ lao động, luật lao động... Trong nhiều trường hợp, giáng chức cũng là một hình thức kỷ luật, giúp nhân viên soi xét lại mình”.
Còn ông Goh Bang Soon, Giám đốc Công ty Fast Syst & Mgmt Services (Singapore), khi được hỏi ông từng giáng chức “thuộc hạ” của mình hay chưa, ông trả lời: “Các công ty nước ngoài thường có quy chế chặt chẽ và môi trường làm việc dưới áp lực cao, ai không hòa nhập tốt sẽ sớm nhận phần thiệt hại về mình. Tôi từng 1-2 lần giáng chức cấp dưới vì một trong những lý do xác đáng sau đây: vi phạm kỷ luật (nói chung); không hoàn thành nhiệm vụ; không có năng lực để phát triển. NLĐ cần phải biết ba lý do này để tránh và hoàn thiện mình hơn”.
Theo Người Lao Động
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Cảm ơn bạn đã ghé thăm trang Những điều nhỏ bé, rất hân hạnh được đọc những lời chia sẻ chân tình của bạn. Chúc bạn luôn thành đạt và hạnh phúc trong cuộc sống.