Lê Hoàn - Dương Vân Nga và cái án thông dâm

Lật trang sử, chúng ta nhận thấy việc kết tội vua Lê Ðại Hành có thể nói là từ thời sử thần Ngô Sĩ Liên. Trước đó dưới thời Trần,Sử gia Lê văn Hưu (nhà viết sử đầu tiên của Ðại Việt và là triều đại gần nhất để có thể xác định việc đúng sai tương đối khả tín nhất)không hề có một lời kết luận nhỏ về tội của Lê Ðại Hành và Dương Vân Nga. Thậm chí đến đời Hậu Lê Ngô Sĩ Liên viết Sử đã lên tiếng trách móc Lê Văn Hưu là không biết lễ nghĩa của Thánh hiền. Có chắc là Lê văn Hưu không biết lễ nghĩa Thánh hiền không, chưa chắc. Từ thời nhà Lý Ðại Việt đã bắt đầu mở khoa thi Tam Giáo thì vấn đề Lễ nghĩa thánh hiền chắc chắn Lê văn Hưu phải thuộc nằm lòng .

Khi Ðinh Bộ Lĩnh còn là Vạn Thắng vương thì Lê Hoàn đã có ở dưới trướng, có lẽ tuổi của Lê Hoàn cũng tương đương tuổi tác của Ðinh Liễn (con Ðinh Bộ Lĩnh). Lịch sử đã mô tả Lê Hoàn là một tướng lĩnh rất thương yêu binh sĩ và luôn luôn đồng cam công khổ cùng binh sĩ của mình. Từ khía cạnh nhỏ này chúng hãy thử tưởng tượng.

Một ngày đẹp trời nào đó, một anh lính họ Dương trong đơn vị của Lê Hoàn, buồn tình kêu vi chủ tướng của mình đến thăm nhà để kết thêm tình thân thiện và trong lần đó Lê Hoàn đã gặp Dương Vân Nga. Trai tài gái sắc sóng mắt đưa tình . "Thế la tình trong thì đã mặt ngoài còn e".
Mặt khác Ðinh Bộ Lĩnh là chuá tể Hoa Lư dĩ nhiên sắc đẹp của Dương vân Nga và tiếng đồn về sắc đẹp của nàng khó lòng qua được Ðinh Bộ Lĩnh. Dĩ nhiên Ðinh Bộ Lĩnh không biết mối tình của Lê Hoàn và Dương Vân Nga và chuyện gì sẽ đến phải đến. Dương Vân Nga về với Ðinh Bộ Lĩnh không còn con đường khác để chọn.
Chúng ta nhận thấy ÐBL rất tin tưởng ở Lê Hoàn, bằng chứng là Hoa Lư có 10 Ðạo quân thì trao cả cho Lê Hoàn, nếu Lê Hoàn có lòng phản nghịch thì thật không thể tưởng tượng nỗi. Ở đây chúng ta thử đặt giả thuyết: Sau khi lấy Dương Vân Nga, Ðinh Bộ Lĩnh mới được biết Dương Vân Nga chính là người yêu của Lê Hoàn, từ điểm này ÐBL chắc phải có những thử thách để chứng minh lòng trung thành của Lê Hoàn và Lê Hoàn chắc đã không phụ lòng ÐBL cuối cùng thì vị chúa tể Hoa Lư đã không ngần ngừ trao cả Thập Ðạo binh của minh cho Lê Hoàn .

Ngày ÐBL và Ðinh Liễn bị Ðỗ Thích giết, Lê Hoàn còn đang ở ngoài biên ải cùng với binh sĩ của mình không ở kinh đô Hoa Lư. (Tất cả các bộ sử dù chống đối hay lên án Lê Hoàn đều nói là sau khi về kinh Lê Hoàn mới tư thông với Dương Vân Nga). Cái mối nghi giết vua không phải là Ðỗ Thích thì cái nghi ngờ này cũng không đỗ lên đầu Lê Hoàn được. Vậy thì cái mối nghi này nếu có chỉ ở ba vị tướng còn lại Nguyễn Bặc, đinh Ðiền, Phạm Hạp thôi. Vấn đề này chúng ta hãy phân tích sau. Tại sao Lê Hoàn không ở kinh đô Hoa Lư mà lại luôn luôn ở ngoài biên ải? Có lẽ ÐBL dù tin Lê Hoàn cũng không muốn Lê Hoàn ở gần ái hậu của mình thành ra Lê Hoàn phải ra biên ải và cũng có lẽ chính Lê Hoàn không muốn gặp Dương Vân Nga, thà đi xa còn hơn.

Cuộc chính biến tại Hoa Lư xẩy ra theo lịch sử sau khi ÐBL và Ðinh Liễn nằm xuống thì 3 ông tướng kia vì phò ấu chúa Ðinh Tuệ mà chống đối với Lê Hoàn. Ở đây chúng ta cần phải xác định lại vấn đề phò Ấu chúa có thật có thể xẩy ra vào thời bình minh của Ðai Việt không? Khó có thể xẩy ra lắm, vì cái gương Dương Tam Kha bỏ Ngô Xương Ngập còn rành rành ra đó chỉ mới vài chục năm thôi (nước ta lúc đó chủ nghĩa tôn quân chắc còn rất phôi thai). Từ điểm này chúng ta có thể đưa ra giả thuyết là kẽ làm rối loạn tình hình lúc đó chính là Nguyễn Bặc, Ðinh Ðiền và Phạm Hạp chớ không phải Lê Hoàn. Vì phải bảo vệ con mình và chính bản thân mình Dương Vân Nga chắc chắn phải mời Lê Hoàn về kinh đô đê lo mọi sự. Ở đây chúng ta có thể manh nha thấy được mối quan hệ của Dương Vân Nga và Lê Hoàn thật sự không đơn giản ở vai trò Hoàng Hậu và Thập Ðạo tướng quân, mà là một mối quan hệ sâu lắng. Khi thấy nguy ngập thì người đầu tiên Dương Vân Nga nghĩ đến là Lê Hoàn và khi Lê Hoàn về đến kinh đô tình cảm đè nén của hai người bao nhiêu lâu được dịp bùng nỗ mảnh liệt và cuối cùng Lê Hoàn đã dẹp được 3 loạn tướng này. Sở dĩ VDV gọi là loạn tướng vì có nguyên nhân của nó. Xin được trình bày sau đây.

Ðịnh Quốc công Nguyễn Bặc chính là thủy tổ của giòng họ Nguyễn Gia Long sau này. Giòng họ Nguyxễn bao đời vẫn làm quan lớn trong các triều đình Ðại Việt, VDV chỉ nhớ được Nguyễn Nộn tổ thứ 9 thì phải trong việc tranh ngôi giữa là Lý và Trần thì có 2 tướng quân chống Trần phù Lý đó là Nguyễn Nộn và Ðoàn Thượng. Một điểm rất đáng nghi ngờ là vai trò của quân Tống. Chúng ta đều biết rằng, mỗi lần Tàu đánh Việt đều luôn luôn có người cáo cấp với Tàu tình hình trong nước. Tàu tìm người để dựng lên triều đình bù nhìn rồi cử binh.

  • Kiều Công Tiển cầu cứu quân Nam Hán.
  • Mông Cổ đưa Trần Di Ái về nước
  • Trần Thiêm Bình cầu cứu nhà Minh.
  • Lê Chiêu Thống cầu cứu Mãn Thanh

Chỉ có hai cuộc chiến chúng ta không thấy hành động này. Ðó là cuộc chiến của Lê Ðại Hành và Nhà Lý. Nhà Lý chúng ta có thể thấy được rõ ràng là nhà Lý đánh trước nên Tàu mang quân qua trả thù. Và câu hỏi lớn, ai là người đã mang tình hình nước ta cáo cấp với quân Tống trong thời Tiền Lê. Có lẽ không lầm lẫn mà kết luận rằng, chính là họ đấy 3 ông tướng được cái ông viết Sử Ngô Sĩ Liên khen là những trung thần của nhà Ðinh đấy. Ở đây vai trò của tướng quân Phạm Cự Lạng lại nỗi bật để xác định sự phản thùng của Nguyễn Bặc, Ðinh Ðiền, Phạm Hạp. Phạm Cự Lạng là em ruột của Phạm Hạp, thống lĩnh Thiên Tử binh của triều đình.

Từ biên ải xa xôi về kinh đô theo lịnh của Dương Thái hậu. Lê Hoàn khó lòng xoay sở nếu không có sự giúp đỡ của Phạm Cự Lạng. Thật ra vai trò của Phạm Cự Lạng mới là vai trò chính yếu trong tất cả các ông tướng lúc bấy giờ. Tay cầm Thiên Tử quân đóng tại Hoa Lư chắc chắn phải là một người được Ðinh Tiên hoàng hết sức tin tưởng, phải nói là tin tưởng 100% về khả năng và sự trung thành. Muốn làm cuộc biến loạn thành công không thể bỏ qua Thiên Tử quân và tướng Phạm Cự Lạng. Âm mưu này của Nguyễn Bặc, Ðinh Ðiền, Phạm Hạp có lẽ Phạm Cự Lạng đã biết và có lẽ cũng đã biết cả âm mưu cầu viện quân Tống của Nguyễn Bặc, Ðinh Ðiền, Phạm Hạp nên Phạm Cự Lạng mới một lòng dứt khoát đứng về phía Lê Hoàn. Thật vô lý khi người ta giết anh ruột mình mà mình còn theo tôn sùng và cúc cung tận tụy dẹp giặc Tống, dẹp luôn cả anh mình đẩy anh mình vào chổ chết, nếu Nguyễn Bặc, Ðinh Ðiền, Phạm Hạp không là kẻ có tội với nhà Ðinh và Ðại Cồ Việt. Cuộc đọ sức với Tống triều chứng minh Phạm Cự Lạng đã hết lòng vì nước vì dân tuyến đầu ngăn chận Hầu Nhân Bảo chờ Lê Hoàn điều binh.

Chiếc áo Hoàng Bào khoát lên vai Thập Ðạo tướng quân, không phải là khoát lên cái ngai vàng mà là khoát lên cả một sức nặng của cả một dân tộc. Nếu Lê Hoàn đầu hàng Tống để giữ ngôi vị thì đó là ngôi vua, nhưng lên đường để ra biên ải diệt giặc thù thì cái ngôi vua mõng manh đó có thật là ngôi vua hay không? hay đó là sức nặng oằn vai của cả giòng tộc đè trên vai người anh hùng, ngày trở về lại kinh đô ai dám chắc là có. Nói thẳng ra cho dù có Dương Vân Nga hay không có thì ngai vàng đó chắc chắn cũng lọt vào tay Lê Hoàn khi quân Tống sang xâm lấn. Hãy nhìn thái độ của các tướng lãnh và binh sĩ hăm hở theo Thập Ðạo tướng quân lên chiến trường với niềm tin tất thắng thì cũng biết Lê Hoàn được lòng binh sĩ như thế nào. Hành động khoát áo bào mang nhiều tính chất trìu mến cá nhân của Dương Vân Nga nhiều hơn là hành động thực tế trao ngai vàng. Còn Dương Vân Nga có sáng suốt hay không sáng suốt hoàn toàn không có nghĩa gì cả. Mọi việc đã được quyết định khi Phạm Cự Lạng lên tiêng cùng với binh sĩ yêu cầu Lê Hoàn lên ngôi. Hành động khoát áo là hành động tượng trưng cho tình yêu của Dương Vân Nga đối với Lê Hoàn mà thôi.

Ngày Lê Hoàn lên đường bình Chiêm mang theo Dương Vân Nga lên chiến trường, điều này chứng tỏ đã có một tình yêu sâu đậm giữa hai người. Triều đình thiếu gì cung phi mỹ nữ. Tại sao người theo Lê Hoàn lại là Dương Vân Nga mà không là người khác một thiếu phụ đã có con và là của thừa của người khác. Tại hạ có dịp đọc một bài viết về ngày giỗ ở Hoa Lư. Tại Hoa Lư dân thờ Dương Vân Nga chung với Lê Hoàn, khi đến ngày lễ của Ðinh Tiên Hoàng thì thỉnh Dương Vân Nga đến đền thờ Ðinh Tiên Hoàng một đêm rồi sáng mai đem trả lại đền thờ của vua Lê. Cúng tế ở Hoa Lư chắc đã truyền từ đời này sang đời nọ không thay đổ và cũng chỉ những người dân Hoa Lư mới biết được sự thật vầ cuộc tình như thế nào. Ðinh Bộ Lĩnh lấy Dương Vân Nga phong làm Hoàng Hậu, bình thường mà nói thì Dương Vân Nga là vợ thật sự của Ðinh Bộ Lĩnh mà Lê Hoàn chỉ là người chấp nối sau này. Nhưng thực tế ở đền thờ thì Dương Vân Nga lại được coi như là vợ chính thức của Lê Ðại Hành còn Ðinh Bộ Lĩnh chỉ là kẻ qua đường. Tại sao? câu trả lời chỉ chính do những người dân Hoa Lư lập bàn thờ là chính xác nhất (đừng quên dân Hoa Lư tôn kính cả hai vua Ðinh-Lê vì cả hai đều xuất thân ở Hoa Lư).

Nói tóm lại cái án của Lê Hoàn do hai nhóm người cố tình gây nên.

  • Nhóm thứ nhất của Ngô sĩ Liên nhằm mục đính phổ biến Tống Nho và vai trò chính thống của triều đại (cái tác hại này chúng ta đã thấy như thế nào sau khi Lê Thánh Tông qua đời).
  • Nhóm thứ hai sử thần Triều Nguyễn nhằm mục đích bôi lọ Lê Ðại Hành để đánh bóng Ðịnh Quốc Công Nguyễn Bặc với mục đích che dấu âm mưu cướp vương quyền nhân khi loạn lạc. Ðiều này đã được lập lại dưới vai trò của Nguyễn Nộn.
(sưu tầm)

32 nhận xét:

  1. cảm ơn bài viết rất có ích

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bài viết trên phân tích khá hay, nhưng thưa bạn, nếu bạn cho rằng 3 tướng Nguyễn Bặc, Đinh Điền, và Phạm Hạp thông đồng với Nhà Tống xâm lược nước ta thì hoàn toàn không xác đáng .
      1. Các ông Đinh Điền ,Nguyễn Bặc, Phạm Hạp đều bị Lê Hoàn giết vào năm 979, mãi đến 981 nhà Tống mới đưa quân sang xâm lược VN.
      Trong truyền thuyết dân gian , cũng như chính sử chưa có ai dám đặt vấn đề nghi ngờ 3 ông này mưu đồ đưa giặc vào nhà .điều này được chứng minh là Nhân dân cả tỉnh Ninh Bình đều lập đền thờ 3 vị công thần nhà Đinh này .
      2.Những kẻ làm nội gián cho Tầu xâm lược nước ta không bao giờ che mắt được các nhà làm sử, người Việt không nói thì người Tầu sẽ tiết lộ, vì vậy không thể đổ lỗi cho các ông trung thần này .
      Trong lịch sử có nhiều các danh thần phò ấu chúa thành công, như Chu Công nhà CHu ở Trung quốc,Tô Hiến Thành ở VN...
      Giả sử như Lê Hoàn hòa hợp với các ông kia , cùng trung thành giữ ngôi ấu chúa cho Đinh Toàn ( nhà Đinh) thì vối sức mạnh nội bộ đoàn kết, chắc hẳn bọn Tầu không dám manh tâm xâm lược nước ta.
      Rất may Lê Hoàn đã phá Tống thành công, bảo vệ được nền độc lập cho VN, cho nên người Việt vẫn mang ơn ông ấy.
      Các bạn nên nhớ rằng nhân dân Ninh bình khi lập đền thờ thì đến Vua Đinh quy mô, to đẹp hơn đèn vua Lê Hoàn . và trên trán tượng
      Vua Lê chạm chữ "Vương," kém một hạng với vua Đinh được tôn vinh là "Đế "

      Xóa
    2. Vì các hoàng tử còn nhỏ
      Vì quân giặn lâm Le xâm lược
      Nội bộ lục đụT

      Xóa
  2. cảm ơn bài viết rất có ích

    Trả lờiXóa
  3. Thanks bài viế rất nhiều, đang nhờ tư vấn

    Trả lờiXóa
  4. BÀI VIẾT TẦM XÀM, " thì vấn đề Lễ nghĩa thánh hiền chắc chắn Lê văn Hưu phải thuộc nằm lòng". Thuộc và biết ở đây không phải hoàn toàn giống nhau, người học THUỘC lễ nghĩa thánh hiền chưa chắc là người BIẾT vì thuộc mà không tuân theo hay làm theo thì cũng không phải là biết. Thứ 2: tích "Một ngày đẹp trời nào đó, một anh lính họ Dương trong đơn vị của Lê Hoàn, buồn tình kêu vi chủ tướng của mình đến thăm nhà để kết thêm tình thân thiện và trong lần đó Lê Hoàn đã gặp Dương Vân Nga", chưa thấy có sử sách nào nói một cách đưa chuyện, áp đặt gượng ép như vậy; Sử nói: Dương Vân Nga là con Dương Tam Kha ( con trai của Dương Diên Nghệ, chị gái Dương Tam Kha lấy Ngô Quyền làm chống ), vậy thì anh lính nào ở đây.. Rõ ràng bài viết của tác giả không thuyết phục. Còn vấn đề Lê Hoàn thông dâm với Dương Vân Nga thì đã 2, 5 rõ 10, các nhà sử học VN thời đại này cũng đã công nhận ( các bạn vào mạng, tra tiểu sử Lê Đại Hành thì sẽ có rất nhiều bài viết về vấn đề này); Công lao của vua Lê Dại Hành thì ai cũng công nhận, nhưng việc giết vua của mình ( Đinh Bộ Lĩnh,) chúa của mình ( Đinh Liễn, Lê Hoàn là tướng của Đinh Liễn, được Đinh Liễn tiến cử cho ĐBL), thông dâm với vợ vua thì phải được xác nhận. Bài viết đặt giả thiết: Sau khi lấy Dương Vân Nga, Ðinh Bộ Lĩnh mới được biết Dương Vân Nga chính là người yêu của Lê Hoàn, từ điểm này ÐBL chắc phải có những thử thách để chứng minh lòng trung thành của Lê Hoàn và Lê Hoàn chắc đã không phụ lòng ÐBL cuối cùng thì vị chúa tể Hoa Lư đã không ngần ngừ trao cả Thập Ðạo binh của minh cho Lê Hoàn. cũng thật gượng ép, đó là trường hợp ĐBL biết quan hệ của DVNga với Lê Hoàn, sau thử thách rồi mới tin tưởng Lê Hoàn, nhưng nếu ĐBL không biết thì sao ? đưa ra giả thiết ĐBL biết quan hệ của LH với DVN rồi sau đó kết luận là ĐBL biết rồi mà vẫn tin tưởng LH thì thật không biết phải nói thế nào với tác giả nữa. thứ 4: giả thiết về việc 3 tướng Nguyễn Bặc, Đinh Điền, Phạm Hạp thông đồng với giặc Tống cũng không có một cơ sở nào, chỉ có lời viện dẫn "Ở đây chúng ta cần phải xác định lại vấn đề phò Ấu chúa có thật có thể xẩy ra vào thời bình minh của Ðai Việt không? Khó có thể xẩy ra lắm, vì cái gương Dương Tam Kha bỏ Ngô Xương Ngập còn rành rành ra đó chỉ mới vài chục năm thôi (nước ta lúc đó chủ nghĩa tôn quân chắc còn rất phôi thai); Từ điểm này chúng ta có thể đưa ra giả thuyết là kẽ làm rối loạn tình hình lúc đó chính là Nguyễn Bặc, Ðinh Ðiền và Phạm Hạp chớ không phải Lê Hoàn", lại 1 áp đặt mà lí do thì rất mơ hồ. thứ 5: Tác giả mâu thuẫn ở chỗ nói: "Tất cả các bộ sử dù chống đối hay lên án Lê Hoàn đều nói là sau khi về kinh Lê Hoàn mới tư thông với Dương Vân Nga" ( mà cái này cũng chỉ là tác giả nói) nhưng đoạn sau lại phân tích: " Ở đây chúng ta có thể manh nha thấy được mối quan hệ của Dương Vân Nga và Lê Hoàn thật sự không đơn giản ở vai trò Hoàng Hậu và Thập Ðạo tướng quân, mà là một mối quan hệ sâu lắng. Khi thấy nguy ngập thì người đầu tiên Dương Vân Nga nghĩ đến là Lê Hoàn và khi Lê Hoàn về đến kinh đô tình cảm đè nén của hai người bao nhiêu lâu được dịp bùng nỗ mảnh liệt và cuối cùng Lê Hoàn đã dẹp được 3 loạn tướng này." Như vậy lại nói DVN và LH đã có tình cảm từ trước, như vậy thì kết luận LH và DVN thông dâm với nhau của nhà sử học Ngô Sĩ Liên đâu có sai.
    Khi viết về nhà sử học Ngô Sĩ Liên, tác giả có những lời lẽ rất khiêu khích : "Và câu hỏi lớn, ai là người đã mang tình hình nước ta cáo cấp với quân Tống trong thời Tiền Lê. Có lẽ không lầm lẫn mà kết luận rằng, chính là họ đấy 3 ông tướng được cái ông viết Sử Ngô Sĩ Liên khen là những trung thần của nhà Ðinh đấy", kết luận 3 tướng tư thông với địch mà không có 1 chứng cứ thuyết phục nào, chỉ toàn là lời nói phiến diện dựa trên các giả thuyết do chính tác giả đặt ra. còn dùng từ: cái ông viết sử Ngô sĩ Liên đấy thì không biết "trình" của tác giả được dến đâu mà dùng từ ngứ vô lễ như vậy. KẾT LUẬN: BÀI VIẾT KHÔNG ĐÁNG 1 XU,

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nghi án cung đình
      Cũng theo nhóm tác giả này, việc Lê Hoàn làm Phó vương khi Đinh Toàn lên ngôi, cấm cố họ Đinh cùng với việc các trung thần Nguyễn Bặc, Đinh Điền, Phạm Hạp khởi binh chống Lê Hoàn có thể là những biểu hiện cho thấy mưu đồ thoán đoạt của Lê Hoàn. Ngày nay, số đền thờ các trung thần này rất nhiều so với vài đền thờ Lê Hoàn và thái hậu họ Dương. Các nhà nghiên cứu có đặt giả thiết là hành động của Lê Hoàn có sự trợ giúp của Dương Vân Nga. Trong bối cảnh cung đình của nhà Đinh lúc ấy có 3 hoàng tử, trưởng là Liễn, thứ là Toàn, út là Hạng Lang. Liễn là con trưởng, có nhiều công lao; Hạng Lang lại được vua yêu nên đã lập làm thái tử dù mới lên 4 tuổi, khó có thể bộc lộ những phẩm chất cao siêu hơn Đinh Liễn. Tiên Hoàng lại có những 5 hoàng hậu; có thể đã xảy ra cuộc đua ganh giữa 5 hoàng hậu về tương lai của ngôi thái tử. Trong cuộc đua ganh này, Dương hậu đã chọn Lê Hoàn làm chỗ dựa. Sau sự kiện Đinh Liễn giết Hạng Lang, Đinh Tiên Hoàng không xử phạt Đinh Liễn mà vẫn dự định để Liễn nối nghiệp. Có thể điều này làm phật ý Dương hậu khi bà cho rằng trước đã đặt Hạng Lang trên Liễn thì nay Liễn cũng phải ở dưới Toàn; và Dương Hậu đã cùng Lê Hoàn hành động.

      Theo lý giải của một số nhà nghiên cứu, một trong những nguyên nhân khiến nhà Tống phát binh xâm lược Đại Cồ Việt chính là do Đinh Liễn, người đã đi lại với nhà Tống và được chính vua Tống phong chức, bị hại. Việc phong Liễn cho thấy nhà Tống thừa nhận ngôi vị của Liễn. Với danh nghĩa trừng trị kẻ phản nghịch, nhà Tống phát binh. Việc Lê Hoàn thành công trong cuộc kháng chiến chống Tống có thể đã khiến nhân dân tha thứ cho ông. Các nhà nghiên cứu cũng đặt giả thiết Đỗ Thích chỉ là người vô tình có mặt ở hiện trường sau khi cha con vua Đinh bị hại (vì là quan nội thị) và lúc bấy giờ ông không thể thanh minh mình vô tội lúc nhiều người ập tới. Ông vội vã chạy trốn và bị bắt chém sau 3 ngày, trở thành nạn nhân trong mưu đồ của Lê Hoàn và Dương hậu.
      https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90inh_Ti%C3%AAn_Ho%C3%A0ng#Nghi_.C3.A1n_cung_.C4.91.C3.ACnh

      Xóa
    2. Đồng ý với bạn. Tội lỗi rành rành ra đó mà cố thanh minh chẳng khác nào cãi cùn. Bài viết không đáng 1 xu.

      Xóa
  5. một ông luật sư, rất giỏi về luật nhưng trong làm ăn ông ấy vẫn vi phạm pháp luật và bị ra tòa; tòa nhận xét ông này đã không tôn trọng pháp luật, tác giả bài viết này nói: ông ấy học đại học luật ra đấy, luật thuộc như cháo.. ha ha

    Trả lờiXóa
  6. chẳng bik ai đúng ai sai

    Trả lờiXóa
  7. Không biết như thế nào nhưng Lê Hoàn lên ngôi sau khi mất các con chém giết lẫn nhau, nhà Lê cũng diệt vong. Mình thấy nhân quả rõ ràng..

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. hay lm bạn, lại là nhân quả con cái mang tiếng dam dục ngàn đời

      Xóa
  8. Dương Vân Nga lấy Đinh Bộ Lĩnh sau này ĐBL lên làm vua lại kieems thêm nhiều em chân dài nên có phần hờ hững. DVN là gái có con nên cà vạt cũng lớn. Lê Hoàn lúc đó là thập đạo tướng quân có nhiều khi ra vào cung cấm và cũng vài lần tiếp xúc nên sinh tình với DVN đang cảnh "thèm". DVN thấy hàng của Hoàn cũng rất to (sau lấy hiệu là đại hành là bằng chứng) nên lập mưu cùng LH giết chồng và con trưởng sau đó đổ tội cho người khác, tiếp theo là truyền ngôi cho tình địch 1 cách hợp pháp. Thuận Trị, Khang Hy bên Tàu chắc là phải truyền ngôi sao.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. thưa bạn, LH và DVN lập mưu giết vua bằng chứng đâu?

      Xóa
    2. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

      Xóa
    3. https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90inh_Ti%C3%AAn_Ho%C3%A0ng#Nghi_.C3.A1n_cung_.C4.91.C3.ACnh

      Xóa
  9. Dương Vân Nga lấy Đinh Bộ Lĩnh sau này ĐBL lên làm vua lại kieems thêm nhiều em chân dài nên có phần hờ hững. DVN là gái có con nên cà vạt cũng lớn. Lê Hoàn lúc đó là thập đạo tướng quân có nhiều khi ra vào cung cấm và cũng vài lần tiếp xúc nên sinh tình với DVN đang cảnh "thèm". DVN thấy hàng của Hoàn cũng rất to (sau lấy hiệu là đại hành là bằng chứng) nên lập mưu cùng LH giết chồng và con trưởng sau đó đổ tội cho người khác, tiếp theo là truyền ngôi cho tình địch 1 cách hợp pháp. Thuận Trị, Khang Hy bên Tàu chắc là phải truyền ngôi sao.

    Trả lờiXóa
  10. Không phủ nhận công lao của Lê Hoàn.Nhưng nói các ông Nguyễn Bặc ,Đinh Điền,Phạm Hạp mưu phản thì k hợp lí.Nên nhớ Đinh Điền cùng họ vs vua còn Nguyễn Bặc đối vs vua thì như Quan Vũ vs Lưu Bị vậy.Hơn nữa,ở Hoa Lư có rất nhiều đền thờ cụ Nguyễn Bặc,đủ thấy tình cảm của ng dân dành cho ông ntn.liệu ng dân có dành nhju tình cảm cho một phản tặc k???

    Trả lờiXóa
  11. Ai giết Đinh Tiên Hoàng? Câu hỏi tưởng chừng khó mà lại rất dễ. Để trả lời câu hỏi này, ta hãy trả lời một câu hỏi khác, đó là: Đinh Tiên Hoàng bị giết vì mục đích gì? Và ta không khó để trả lời : Giết để cướp ngôi. Vậy ai có thể cướp ngôi vua của Đinh Tiên Hoàng? Có bốn người có thể làm việc ấy: Đinh Điền, Phạm Hạp, Nguyễn Bặc và Lê Hoàn. Trong đó Lê Hoàn có thế lực mạnh nhất và thực tế đã chứng minh ông đủ sức dẹp cả ba người kia. Giết vua là việc tày đình, nếu thất bại thì bị tru di tam tộc. Vì vậy trước khi hành động người ta phải cân nhắc kĩ lưỡng, so sánh lực lượng các bên rồi mới thực hiện. Nếu là một trong ba ông: Phạm Hạp, Nguyễn Bặc, Đinh Điền giết vua thì hai ông kia sao lại hùa theo mà không chống? Ba ông về một phe chống lại ông Lê Hoàn chứng tỏ ông Lê Hoàn là người giết vua.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. đúng bạn ạ. Mình là con cháu họ Đinh cũng rất tức giận khi xem lịch sử về cái chết của vua. Bây giờ mình chỉ muốn đào mộ ông Lê Đại hành thôi

      Xóa
  12. Phần 1:

    (1). "Trong bối cảnh cung đình của nhà Đinh lúc ấy có 3 hoàng tử, trưởng là Liễn, thứ là Toàn, út là Hạng Lang. Liễn là con trưởng, có nhiều công lao; Hạng Lang lại được vua yêu nên đã lập làm thái tử dù mới lên 4 tuổi, khó có thể bộc lộ những phẩm chất cao siêu hơn Đinh Liễn. Tiên Hoàng lại có những 5 hoàng hậu; có thể đã xảy ra cuộc đua ganh giữa 5 hoàng hậu về tương lai của ngôi thái tử. Trong cuộc đua ganh này, Dương hậu đã chọn Lê Hoàn làm chỗ dựa. Sau sự kiện Đinh Liễn giết Hạng Lang, Đinh Tiên Hoàng không xử phạt Đinh Liễn mà vẫn dự định để Liễn nối nghiệp. Có thể điều này làm phật ý Dương hậu khi bà cho rằng trước đã đặt Hạng Lang trên Liễn thì nay Liễn cũng phải ở dưới Toàn; và Dương Hậu đã cùng Lê Hoàn hành động."

    --> Dương Hậu đã bất bình với vua Đinh

    (2). "Một ngày đẹp trời nào đó, một anh lính họ Dương trong đơn vị của Lê Hoàn, "buồn tình kêu vi chủ tướng của mình đến thăm nhà để kết thêm tình thân thiện" và trong lần đó Lê Hoàn đã gặp Dương Vân Nga. Trai tài gái sắc sóng mắt đưa tình . "Thế la tình trong thì đã mặt ngoài còn e".

    --> Từ mâu thuẩn đó Dương Hậu đã nhờ người nhà tiếp cận với Lê Hoàn...có câu "buồn tình kêu vi chủ tướng của mình đến thăm nhà để kết thêm tình thân thiện", việc gì mà kết tình thân thiện riêng như thế? Sao không kết tình thân thiện thông qua Đinh Tiên Hoàng?

    (3). Sau khi Đinh Tiên Hoàng chết .."Dương Vân Nga cũng đưa Lê Đại Hành làm Nhiếp chính, sau tự xưng là Phó Vương", tại sao không cùng với 3 tướng Nguyễn Bặc, Đinh Điền, và Phạm Hạp phò hoàng đế mới mới đúng là bề tôi trung thành và đền đáp lòng tin yêu của Đinh Tiên Hoàng? Còn việc điều binh khiển tướng thì quần thần đứng ra trợ giúp có khó khăn gì nếu đồng lòng và đoàn kết.

    --> Rỏ ràng Dương Vân Nga muốn loại bỏ 3 tướng Nguyễn Bặc, Đinh Điền, và Phạm Hạp và Đinh Tiễn ra khỏi hệ thống thay vì vun đắp.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đính chính : Đinh Tiễn --> Đinh Toàn lên ngôi cũng là con của Đinh Tiên Hoàng thì Đỗ Thích cũng chẳng được gì...

      Xóa
  13. vì giới hạn ký tự ..xin xem tại https://www.facebook.com/nguyen.m.hai.397/posts/10153560261001592

    Trả lờiXóa
  14. Lòng người mưu mô, tình và danh lợi làm mờ mắt Lê hoàn và Dương vân nga. Một kẻ ko thờ ấu chúa đó là ko trung thần, dám tự xưng là phó vương. Kẻ này xoán quyền giống như trong lịch sử T quốc. Một kẻ đẹp thế kia ko biết có vướng vào lưới tình ko, nhưng phụ nữ VN truyền thống thờ chồng theo con mà như Nga thì ko đẹp. Đường đường là hoàng hậu cấp trên của Hoàn, mà giờ lại bị đè dưới bụng Hoàn, ko đẹp, ko quyền quý chút nào. Nhục. Vậy thì đó là dâm tình hay ko dâm????????

    Trả lờiXóa
  15. Lòng người mưu mô, tình và danh lợi làm mờ mắt Lê hoàn và Dương vân nga. Một kẻ ko thờ ấu chúa đó là ko trung thần, dám tự xưng là phó vương. Kẻ này xoán quyền giống như trong lịch sử T quốc. Một kẻ đẹp thế kia ko biết có vướng vào lưới tình ko, nhưng phụ nữ VN truyền thống thờ chồng theo con mà như Nga thì ko đẹp. Đường đường là hoàng hậu cấp trên của Hoàn, mà giờ lại bị đè dưới bụng Hoàn, ko đẹp, ko quyền quý chút nào. Nhục. Vậy thì đó là dâm tình hay ko dâm????????

    Trả lờiXóa
  16. Thật là tội cho Vua Đinh Tiên Hoàng xây dựng nên triều đại mà phận mỏng, đức mỏng. Triều Đinh ở ngôi ko đc lâu. Ko có trung thần giúp sức. Có người như Hoàn thì mất ngôi là đúng rồi

    Trả lờiXóa
  17. Thật là tội cho Vua Đinh Tiên Hoàng xây dựng nên triều đại mà phận mỏng, đức mỏng. Triều Đinh ở ngôi ko đc lâu. Ko có trung thần giúp sức. Có người như Hoàn thì mất ngôi là đúng rồi

    Trả lờiXóa
  18. Mấu chốt là tại sao Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn lại chết. Đỗ Thích hoàn toàn không có động cơ, giết vua để làm gì? Tại sao thái hậu họ Dương lại làm vợ Lê Hoàn mà không phải là thái hậu. Nên nhớ chế độ hôn nhân 1 vợ 1 chồng, chung thuỷ được xác lập từ thời Hùng Vương qua chuyện trầu cau. Bài viết lý sự cùn.

    Trả lờiXóa

Cảm ơn bạn đã ghé thăm trang Những điều nhỏ bé, rất hân hạnh được đọc những lời chia sẻ chân tình của bạn. Chúc bạn luôn thành đạt và hạnh phúc trong cuộc sống.