Khi con nói dối, bạn tự hỏi nên trừng phạt bé hay tìm giải pháp khác? Để hình thành nhân cách tốt cho con, đừng quên các cách ứng phó dưới đây mỗi khi bé không thành thật.
Hiểu con
Trẻ dưới 3-4 tuổi không hiểu rõ khái niệm nói dối. Bé “nói dối” có thể vì quên, vì tưởng tượng hay chỉ vì mong muốn được diễn tả điều đó thành lời. Ví dụ nếu trẻ ước gì mình đừng hái hoa của bà ngoại, cháu sẽ cố thuyết phục cha mẹ và bản thân rằng mình đã không làm vậy mà chỉ nhặt những bông hoa nằm sẵn trong vườn thôi.
Khi 6 tuổi, trẻ bắt đầu phân biệt được giữa nói thật và nói dối. Vì vậy nói dối ở tuổi này cũng có nghĩa trẻ xác định được “động cơ” rõ ràng và biết mình đang lừa dối người lớn.
Không “dàn bẫy”
Đừng đưa ra những câu hỏi mà bạn biết rõ câu trả lời. Nếu bạn hỏi "Con ăn cái bánh trên bàn phải không?" khi vụn bánh còn bám trên áo và miệng bé thì điều đó chỉ khuyến khích trẻ nói dối.
Tránh gọi con là kẻ dối trá
Bằng không trẻ sẽ có cảm giác cháu cần phải “bịa chuyện” cho đáng với "danh hiệu" được gán. Bạn chỉ nên quan tâm đến tình huống trẻ nói dối. Đừng nhai đi nhai lại một lần mắc lỗi của trẻ.
Làm gương tốt
Có bao giờ trẻ “nghe lỏm” được bạn gọi tới công ty xin nghỉ bệnh trong khi bạn vẫn khỏe nhưng vì nhà có tiệc? Lời nói dối này sẽ quay trở lại hại bạn khi bạn cố dạy con trung thực.
Không yêu cầu quá cao
Yêu cầu quá sức con sẽ khuyến khích chúng nói dối để che đậy yếu điểm và sai sót. Trẻ có thể nói dối là cháu được 10 điểm đơn giản vì biết đó là điều bạn muốn nghe.
Cảnh báo
Cho trẻ biết cháu sẽ gặp ít rắc rối hơn nếu biết nói thật trong nhiếu tình huống. Hãy giải thích cho con sự thật rồi cũng đến lúc phơi bày. Hơi thở đầy mùi chocolate sẽ “tố cáo” bé cho dù bé có lớn tiếng không nhận.
Ngợi khen kịp thời
Khen trẻ thật lòng mỗi khi trẻ nói thật, nhất là trong những tình huống khó khăn. Hãy cho trẻ biết bạn nhìn nhận cố gắng của trẻ và trân trọng tính thật thà.
Theo Tuổi Trẻ
Hiểu con
Trẻ dưới 3-4 tuổi không hiểu rõ khái niệm nói dối. Bé “nói dối” có thể vì quên, vì tưởng tượng hay chỉ vì mong muốn được diễn tả điều đó thành lời. Ví dụ nếu trẻ ước gì mình đừng hái hoa của bà ngoại, cháu sẽ cố thuyết phục cha mẹ và bản thân rằng mình đã không làm vậy mà chỉ nhặt những bông hoa nằm sẵn trong vườn thôi.
Khi 6 tuổi, trẻ bắt đầu phân biệt được giữa nói thật và nói dối. Vì vậy nói dối ở tuổi này cũng có nghĩa trẻ xác định được “động cơ” rõ ràng và biết mình đang lừa dối người lớn.
Không “dàn bẫy”
Đừng đưa ra những câu hỏi mà bạn biết rõ câu trả lời. Nếu bạn hỏi "Con ăn cái bánh trên bàn phải không?" khi vụn bánh còn bám trên áo và miệng bé thì điều đó chỉ khuyến khích trẻ nói dối.
Tránh gọi con là kẻ dối trá
Bằng không trẻ sẽ có cảm giác cháu cần phải “bịa chuyện” cho đáng với "danh hiệu" được gán. Bạn chỉ nên quan tâm đến tình huống trẻ nói dối. Đừng nhai đi nhai lại một lần mắc lỗi của trẻ.
Làm gương tốt
Có bao giờ trẻ “nghe lỏm” được bạn gọi tới công ty xin nghỉ bệnh trong khi bạn vẫn khỏe nhưng vì nhà có tiệc? Lời nói dối này sẽ quay trở lại hại bạn khi bạn cố dạy con trung thực.
Không yêu cầu quá cao
Yêu cầu quá sức con sẽ khuyến khích chúng nói dối để che đậy yếu điểm và sai sót. Trẻ có thể nói dối là cháu được 10 điểm đơn giản vì biết đó là điều bạn muốn nghe.
Cảnh báo
Cho trẻ biết cháu sẽ gặp ít rắc rối hơn nếu biết nói thật trong nhiếu tình huống. Hãy giải thích cho con sự thật rồi cũng đến lúc phơi bày. Hơi thở đầy mùi chocolate sẽ “tố cáo” bé cho dù bé có lớn tiếng không nhận.
Ngợi khen kịp thời
Khen trẻ thật lòng mỗi khi trẻ nói thật, nhất là trong những tình huống khó khăn. Hãy cho trẻ biết bạn nhìn nhận cố gắng của trẻ và trân trọng tính thật thà.
Theo Tuổi Trẻ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Cảm ơn bạn đã ghé thăm trang Những điều nhỏ bé, rất hân hạnh được đọc những lời chia sẻ chân tình của bạn. Chúc bạn luôn thành đạt và hạnh phúc trong cuộc sống.