Sau những tháng ngày vất vả lo toan, chuẩn bị, đến ngày cưới, cô dâu chú rể thở phào. Thế là xong chuyện "đối ngoại", bay giờ là lúc chúng ta "đối nội" đây!
1. Đối diện với thực tế
Một núi quà mừng và một hộp "phong bì" đang chờ cô dâu, chú rể kiểm lại.
Phải kiểm để biết bao nhiêu người đi dự đám cưới? Họ mừng mình cái gì? Quà hay tiền? Đừng nghĩ việc đánh giá này là...trắng trợn. Mình phải biết rõ, thậm chí phải ghi sổ cho nhớ, để sau này còn đi "trả lễ" lại cho người ta.
Thậm chí phải tổng kết lại xem mình đã phải chi phí bao nhiêu cho bữa tiệc.
2. Bài học đầu tiên
Trước kia, khi còn là người yêu của nhau, cô dâu có thể thường xuyên lui tới nhà chàng. Thế nhưng, sau đám cuới, vị trí "làm dâu" lại biến cô dâu thành người khác trước mắt mọi người.
Mọi khách sáo dè chừng chấm dứt. Ba má chồng sẽ gọi cô dâu đến để dặn dò, rằng...ở "nhà này" có những quy tắc, luật lệ như sau:....., rằng con phải "thế này, thế này..." để hoà hợp mọi người trong nhà. Cô dâu sẽ phải ngoan ngoãn và vui vẻ lắng nghe, mặc dù đã rất mỏi mệt.
3. Khi cô dâu nhớ nhà
Cô dâu mới về nhà chồng thường hay nhớ nhà, nhớ ba má, nhớ anh chị em của mình.
Lúc này, bài học đầu tiên của ba má chồng càng làm cô cảm thấy tủi thân và so sánh với lúc ở nhà. Không gian mới, giường mới, chăn gối mới cũng làm cô nhớ không gian của nhà mình. Chưa gì đã muốn khóc rồi.
Nếu chú rể vô tâm, lại "xỉn" ngay trong đêm tân hôn thì thật tệ hại. Cô dâu sẽ thấy mình bị...hạ giá đế tận cùng. Thế là khóc ngay lập tức.
Trường hợp cô dâu, chú rể không có phòng riêng, nỗi buồn này còn rộng thêm sự ngượng ngùng, lúng túng. Cô dâu mới thường thấp thỏm, sợ người khác để ý mọi cử động của mình.
4. Khi cô dâu phải trang điểm nhiều
Suốt một ngày, từ khi rước dâu đến lúc đãi tiệc, cô dâu phải thay đổi trang phục nhiều lần. Bên cạnh đó, việc trang điểm, thay đổi kiểu tóc cũng phải "tút đi tút lại" liên tục.
Đến lúc vào phòng riêng, chỉ mỗi việc tẩy trang, gỡ tóc, chải tóc cũng đủ làm cô dâu phát khóc, vì cô phải tự làm lấy trong lúc đã quá mệt. Trong lúc này, chú rể dù có không quá mệt cũng không biết giúp cô dâu bằng cách nào.
5. Khi chú rể bị chuốc rượu
Nhiều chú rể bị bạn bè và người thân ép cụng ly trong tiệc cưới. Dù ở mỗi bàn, anh chỉ cụng chung một ly thôi, cũng đã đủ "la đà trời đất".
Đó là chưa kể đến chuyện chú rể quá vui, chủ động cụng ly với rất nhiều người.
Có chú rể khi tiễn khách ra về đã phải có người xốc nách. Có người vừa leo lên xe là dựa ngay vào cô dâu, nhắm mắt thiếp đi. Còn có người về nhà là gục luôn, không nhúc nhích nổi nữa.
Thế là chỉ còn cô dâu ấm ức với ngọn đèn hồng.
6. Cần chuẩn bị tâm lý
Căn cứ vào những "thực tế" vừa kể, đêm tân hôn có thể chẳng ngọt ngào, thơ mộng như mọi người vẫn tưởng. Sự ngọt ngào đó may ra sẽ xảy ra vào đêm hôm sau. Thậm chí, có người mãi đến tận... tuần sau, khi vợ chồng trẻ đã tách rời mọi người để chỉ "riêng có nhau". Bạn chuẩn bị kết hôn? Hãy chuẩn bị tâm lý để có thể đối phó với các tình huống "đã lường trước mà vẫn gặp" như vừa kể trên nhé!
(sưu tầm)
1. Đối diện với thực tế
Một núi quà mừng và một hộp "phong bì" đang chờ cô dâu, chú rể kiểm lại.
Phải kiểm để biết bao nhiêu người đi dự đám cưới? Họ mừng mình cái gì? Quà hay tiền? Đừng nghĩ việc đánh giá này là...trắng trợn. Mình phải biết rõ, thậm chí phải ghi sổ cho nhớ, để sau này còn đi "trả lễ" lại cho người ta.
Thậm chí phải tổng kết lại xem mình đã phải chi phí bao nhiêu cho bữa tiệc.
2. Bài học đầu tiên
Trước kia, khi còn là người yêu của nhau, cô dâu có thể thường xuyên lui tới nhà chàng. Thế nhưng, sau đám cuới, vị trí "làm dâu" lại biến cô dâu thành người khác trước mắt mọi người.
Mọi khách sáo dè chừng chấm dứt. Ba má chồng sẽ gọi cô dâu đến để dặn dò, rằng...ở "nhà này" có những quy tắc, luật lệ như sau:....., rằng con phải "thế này, thế này..." để hoà hợp mọi người trong nhà. Cô dâu sẽ phải ngoan ngoãn và vui vẻ lắng nghe, mặc dù đã rất mỏi mệt.
3. Khi cô dâu nhớ nhà
Cô dâu mới về nhà chồng thường hay nhớ nhà, nhớ ba má, nhớ anh chị em của mình.
Lúc này, bài học đầu tiên của ba má chồng càng làm cô cảm thấy tủi thân và so sánh với lúc ở nhà. Không gian mới, giường mới, chăn gối mới cũng làm cô nhớ không gian của nhà mình. Chưa gì đã muốn khóc rồi.
Nếu chú rể vô tâm, lại "xỉn" ngay trong đêm tân hôn thì thật tệ hại. Cô dâu sẽ thấy mình bị...hạ giá đế tận cùng. Thế là khóc ngay lập tức.
Trường hợp cô dâu, chú rể không có phòng riêng, nỗi buồn này còn rộng thêm sự ngượng ngùng, lúng túng. Cô dâu mới thường thấp thỏm, sợ người khác để ý mọi cử động của mình.
4. Khi cô dâu phải trang điểm nhiều
Suốt một ngày, từ khi rước dâu đến lúc đãi tiệc, cô dâu phải thay đổi trang phục nhiều lần. Bên cạnh đó, việc trang điểm, thay đổi kiểu tóc cũng phải "tút đi tút lại" liên tục.
Đến lúc vào phòng riêng, chỉ mỗi việc tẩy trang, gỡ tóc, chải tóc cũng đủ làm cô dâu phát khóc, vì cô phải tự làm lấy trong lúc đã quá mệt. Trong lúc này, chú rể dù có không quá mệt cũng không biết giúp cô dâu bằng cách nào.
5. Khi chú rể bị chuốc rượu
Nhiều chú rể bị bạn bè và người thân ép cụng ly trong tiệc cưới. Dù ở mỗi bàn, anh chỉ cụng chung một ly thôi, cũng đã đủ "la đà trời đất".
Đó là chưa kể đến chuyện chú rể quá vui, chủ động cụng ly với rất nhiều người.
Có chú rể khi tiễn khách ra về đã phải có người xốc nách. Có người vừa leo lên xe là dựa ngay vào cô dâu, nhắm mắt thiếp đi. Còn có người về nhà là gục luôn, không nhúc nhích nổi nữa.
Thế là chỉ còn cô dâu ấm ức với ngọn đèn hồng.
6. Cần chuẩn bị tâm lý
Căn cứ vào những "thực tế" vừa kể, đêm tân hôn có thể chẳng ngọt ngào, thơ mộng như mọi người vẫn tưởng. Sự ngọt ngào đó may ra sẽ xảy ra vào đêm hôm sau. Thậm chí, có người mãi đến tận... tuần sau, khi vợ chồng trẻ đã tách rời mọi người để chỉ "riêng có nhau". Bạn chuẩn bị kết hôn? Hãy chuẩn bị tâm lý để có thể đối phó với các tình huống "đã lường trước mà vẫn gặp" như vừa kể trên nhé!
(sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Cảm ơn bạn đã ghé thăm trang Những điều nhỏ bé, rất hân hạnh được đọc những lời chia sẻ chân tình của bạn. Chúc bạn luôn thành đạt và hạnh phúc trong cuộc sống.