Gia Long hoàng đế 1802-1819
Ông chính tên là Nguyễn Phước Ánh, sinh nǎm 1762 con ông Nguyễn Phước Luân và bà Nguyễn Thị Hoàn, cháu nội của Võ vương Nguyễn Phước Khoát. Cha bị hãm hại, ông ở với chúa Định Vương Nguyễn Phước Thuần từ khi 4 tuổi. Cơ nghiệp họ Nguyễn suy sụp, Thuận Hóa bị mất, chúa tôi chạy vào Gia Định, lại bị Tây Sơn giết, cả Nguyễn Phước Thuần và Nguyễn Phước Dương. Nguyễn Phước Ánh trốn ra đảo Thổ Chu, mưu đồ khôi phục, dù lúc ấy ông còn rất ít tuổi. Đến nǎm 1779, ông mới 17 tuổi, được thu hạ tôn làm Đại nguyên súy. Nǎm 1780 xưng vương ( 18 tuổi) vẫn theo niên hiệu nhà Lê, dốc sức để cự lại với Tây Sơn. Nhưng liên tiếp bị thất bại. Hai lần chạy trốn ra đảo Phú Quốc, một lần chạy sang Xiêm, có khi bơ vơ trên biển, thiếu thốn đủ đường, nhưng nhờ chí kiên trì mà cuối cùng được thắng lợi. Nǎm 1802 Nguyễn Phước Ánh lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu là Gia Long.
Khi lên ngôi vua, Gia Long kịp thời đặt quan hệ ngoại giao, xin cầu phong với nhà Thanh, liên hệ với Xiêm La, Châu Lạp, đều có kết quả thỏa đáng, được các nước láng giềng ủng hộ. Ông đặt tên nước là Nam Việt. Nhà Thanh cho rằng tên nước là Nam Việt sẽ lẫn với nước của Triệu Đà ngày xưa nên đổi là Việt Nam. Nhà vua chú trọng việc định pháp luật, nǎm 1815 bộ "Quốc triều hình luật" gồm 398 điều đặc trưng được ban hành. Các việc tài chính, thuế khóa, tiền tệ, đo lường, giao thông đê điều vv... đều được quan tâm và đưa vào nề nếp. Ông cho thành lập các thành, các trấn (có nội trấn và ngoại trấn) lập sở địa bạ, đặt lục bộ, tam tào, bỏ các ngôi vịnh hoàng hậu, tể tướng, trạng nguyên. Gia Long còn có ý thức chấn hưng vǎn hóa, phát huy truyền thống, nhằm khẳng định thế lực, danh tiếng của vương triều. Từ 1801, Gia Long đã ra lệnh soạn các bộ sử Cương mục, Chính biên, Tiền liên. Nǎm 1810, Lê Quang Định đã làm xong sách: Nhất thống địa dư chí. Ông cùng cho lập Vǎn Miếu, mở khoa thi hương, nhưng chưa cho thi hội.
Từ thế kỷ l 7, các chúa Trịnh, Nguyễn ở Đàng ngoài , Đàng trong đều đã sử dụng giáo sĩ và thương nhân nước ngoài để mua vũ khí, khai thác các khả nǎng, nhằm tǎng cường thế lực của mình. Nhưng chỉ Nguyễn Phước Ánh mới chính thức đi tìm ngoại viện. Ông đã cầu viện quân Xiêm, nhưng chẳng đi đến đâu, vì quân Xiêm sợ quân Tây Sơn như sợ cọp. Cả quân Xiêm và quân Nguyễn Ánh, đã bị Nguyễn Huệ đánh cho tan tác bằng chiến thắng Rạch Gầm, Xoài Mút (1785).
Gia Long còn nhờ cổ đạo Bá Đa Lộc, mong cầu cứu Pháp, cho cả con là hoàng tử Canh sang Pháp làm con tin, ký hiệp ước ngày 28- 11 -1787, nhưng nước Pháp lại không quan tâm nên hiệp ước này không thực hiện được.
Quản lý một nước Việt Nam thống nhất từ Bắc chí Nam, Gia Long đã chia cả nước làm 23 trấn, 4 doanh. Từ Ninh Bình trở ra gọi là Bắc Thành gồm 11 trấn (5 nội trấn và 6 ngoại trấn); từ Bình Thuận trở vào gọi là Gia Định thành gồm 5 trấn. ở quãng giữa là các trấn độc lập: Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Bình Hòa, Bình Thuận. Đất kinh kì đặt 4 doanh: Quảng Đức doanh (tức Thừa Thiên), Quảng Trị doanh Quảng Bình doanh và Quảng Nam doanh. Để tránh lộng quyền ngay từ đầu nhà vua đã bãi bỏ chức vụ Tể tướng. ở triều đình chỉ đặt ra 6 bộ: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công do các thượng thư đứng đầu và Tả hữu tham trí, Tả hữu thị lang giúp việc. ở trong cung thì không lập ngôi Hoàng hậu, chỉ có Hoàng phi và các cung tần.
Công cuộc khai hoang vùng đồng bằng sông Cửu Long được tiếp tục. Thời Gia Long khối lượng đê, kè, cống được đắp nhiều nhất so với các triều trước. Về đối ngoại, Gia Long đã tranh thủ sự ủng hộ và giữ lễ thần phục nhà Thanh, đồng thời giữ mối quan hệ với Chân Lạp và Ai Lao.
Cũng như nhiều vua chúa khác Gia Long đã đối xử không tốt với các công thần. Sau khi lên ngôi Gia Long đã giết hại vị công thần bậc nhất của triều Nguyễn lúc đó là Nguyễn Vǎn Thành. Còn một điểm nữa cũng gây nhiều tai tiếng đó là việc Gia Long đã tìm cách trả thù đối phương của mình một cách man rợ. Có thể ví nhà Tây Sơn đã phá tan cơ nghiệp của dòng họ Nguyễn. Có thể cũng vì phải trốn Tây Sơn mà Gia Long đã phải chịu đựng quá nhiều đắng cay nhục nhã, cho nên đến khi lên ngôi Gia Long đã thẳng tay trả thù. Gia Long tuyên bố: "Trẫm vì chín đời mà trả thù". Trả thù kẻ địch và tôn vinh lại những người đã khuất trong dòng họ Nguyễn. Nhưng sự tàn bạo và nhỏ nhen của Gia Long đã không thuyết phục được ai, mà lại biến ông thành kẻ tầm thường, không xứng đáng với một ông vua sáng lập ra triều đại nhà Nguyễn.
Ngày Đinh Mùi tháng 12 nǎm Kỷ Mão (1819) Gia Long mất, thọ 59 tuổi ở ngôi chúa 25 nǎm, làm vua trong 18 nǎm.
(sưu tầm)
Ông chính tên là Nguyễn Phước Ánh, sinh nǎm 1762 con ông Nguyễn Phước Luân và bà Nguyễn Thị Hoàn, cháu nội của Võ vương Nguyễn Phước Khoát. Cha bị hãm hại, ông ở với chúa Định Vương Nguyễn Phước Thuần từ khi 4 tuổi. Cơ nghiệp họ Nguyễn suy sụp, Thuận Hóa bị mất, chúa tôi chạy vào Gia Định, lại bị Tây Sơn giết, cả Nguyễn Phước Thuần và Nguyễn Phước Dương. Nguyễn Phước Ánh trốn ra đảo Thổ Chu, mưu đồ khôi phục, dù lúc ấy ông còn rất ít tuổi. Đến nǎm 1779, ông mới 17 tuổi, được thu hạ tôn làm Đại nguyên súy. Nǎm 1780 xưng vương ( 18 tuổi) vẫn theo niên hiệu nhà Lê, dốc sức để cự lại với Tây Sơn. Nhưng liên tiếp bị thất bại. Hai lần chạy trốn ra đảo Phú Quốc, một lần chạy sang Xiêm, có khi bơ vơ trên biển, thiếu thốn đủ đường, nhưng nhờ chí kiên trì mà cuối cùng được thắng lợi. Nǎm 1802 Nguyễn Phước Ánh lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu là Gia Long.
Khi lên ngôi vua, Gia Long kịp thời đặt quan hệ ngoại giao, xin cầu phong với nhà Thanh, liên hệ với Xiêm La, Châu Lạp, đều có kết quả thỏa đáng, được các nước láng giềng ủng hộ. Ông đặt tên nước là Nam Việt. Nhà Thanh cho rằng tên nước là Nam Việt sẽ lẫn với nước của Triệu Đà ngày xưa nên đổi là Việt Nam. Nhà vua chú trọng việc định pháp luật, nǎm 1815 bộ "Quốc triều hình luật" gồm 398 điều đặc trưng được ban hành. Các việc tài chính, thuế khóa, tiền tệ, đo lường, giao thông đê điều vv... đều được quan tâm và đưa vào nề nếp. Ông cho thành lập các thành, các trấn (có nội trấn và ngoại trấn) lập sở địa bạ, đặt lục bộ, tam tào, bỏ các ngôi vịnh hoàng hậu, tể tướng, trạng nguyên. Gia Long còn có ý thức chấn hưng vǎn hóa, phát huy truyền thống, nhằm khẳng định thế lực, danh tiếng của vương triều. Từ 1801, Gia Long đã ra lệnh soạn các bộ sử Cương mục, Chính biên, Tiền liên. Nǎm 1810, Lê Quang Định đã làm xong sách: Nhất thống địa dư chí. Ông cùng cho lập Vǎn Miếu, mở khoa thi hương, nhưng chưa cho thi hội.
Từ thế kỷ l 7, các chúa Trịnh, Nguyễn ở Đàng ngoài , Đàng trong đều đã sử dụng giáo sĩ và thương nhân nước ngoài để mua vũ khí, khai thác các khả nǎng, nhằm tǎng cường thế lực của mình. Nhưng chỉ Nguyễn Phước Ánh mới chính thức đi tìm ngoại viện. Ông đã cầu viện quân Xiêm, nhưng chẳng đi đến đâu, vì quân Xiêm sợ quân Tây Sơn như sợ cọp. Cả quân Xiêm và quân Nguyễn Ánh, đã bị Nguyễn Huệ đánh cho tan tác bằng chiến thắng Rạch Gầm, Xoài Mút (1785).
Gia Long còn nhờ cổ đạo Bá Đa Lộc, mong cầu cứu Pháp, cho cả con là hoàng tử Canh sang Pháp làm con tin, ký hiệp ước ngày 28- 11 -1787, nhưng nước Pháp lại không quan tâm nên hiệp ước này không thực hiện được.
Quản lý một nước Việt Nam thống nhất từ Bắc chí Nam, Gia Long đã chia cả nước làm 23 trấn, 4 doanh. Từ Ninh Bình trở ra gọi là Bắc Thành gồm 11 trấn (5 nội trấn và 6 ngoại trấn); từ Bình Thuận trở vào gọi là Gia Định thành gồm 5 trấn. ở quãng giữa là các trấn độc lập: Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Bình Hòa, Bình Thuận. Đất kinh kì đặt 4 doanh: Quảng Đức doanh (tức Thừa Thiên), Quảng Trị doanh Quảng Bình doanh và Quảng Nam doanh. Để tránh lộng quyền ngay từ đầu nhà vua đã bãi bỏ chức vụ Tể tướng. ở triều đình chỉ đặt ra 6 bộ: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công do các thượng thư đứng đầu và Tả hữu tham trí, Tả hữu thị lang giúp việc. ở trong cung thì không lập ngôi Hoàng hậu, chỉ có Hoàng phi và các cung tần.
Công cuộc khai hoang vùng đồng bằng sông Cửu Long được tiếp tục. Thời Gia Long khối lượng đê, kè, cống được đắp nhiều nhất so với các triều trước. Về đối ngoại, Gia Long đã tranh thủ sự ủng hộ và giữ lễ thần phục nhà Thanh, đồng thời giữ mối quan hệ với Chân Lạp và Ai Lao.
Cũng như nhiều vua chúa khác Gia Long đã đối xử không tốt với các công thần. Sau khi lên ngôi Gia Long đã giết hại vị công thần bậc nhất của triều Nguyễn lúc đó là Nguyễn Vǎn Thành. Còn một điểm nữa cũng gây nhiều tai tiếng đó là việc Gia Long đã tìm cách trả thù đối phương của mình một cách man rợ. Có thể ví nhà Tây Sơn đã phá tan cơ nghiệp của dòng họ Nguyễn. Có thể cũng vì phải trốn Tây Sơn mà Gia Long đã phải chịu đựng quá nhiều đắng cay nhục nhã, cho nên đến khi lên ngôi Gia Long đã thẳng tay trả thù. Gia Long tuyên bố: "Trẫm vì chín đời mà trả thù". Trả thù kẻ địch và tôn vinh lại những người đã khuất trong dòng họ Nguyễn. Nhưng sự tàn bạo và nhỏ nhen của Gia Long đã không thuyết phục được ai, mà lại biến ông thành kẻ tầm thường, không xứng đáng với một ông vua sáng lập ra triều đại nhà Nguyễn.
Ngày Đinh Mùi tháng 12 nǎm Kỷ Mão (1819) Gia Long mất, thọ 59 tuổi ở ngôi chúa 25 nǎm, làm vua trong 18 nǎm.
(sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Cảm ơn bạn đã ghé thăm trang Những điều nhỏ bé, rất hân hạnh được đọc những lời chia sẻ chân tình của bạn. Chúc bạn luôn thành đạt và hạnh phúc trong cuộc sống.