Chu Văn An - Nhà giáo dục đầu tiên của Việt Nam

I. Thân thế và sự nghiệp

Chu Văn An sinh năm 1292, mất năm 1370, thọ 78 tuổi. Ông tên thật là Chu An, hiệu Tiều Ẩn, tên thụy là Văn Trinh (do vua Trần Nghệ Tông ban cho). Có lẽ vì muốn tôn kính ông cho nên đời sau thêm chữ lót Văn vào tên thật của ông, và quen gọi là Chu Văn An. Về thân thế của ông rất mơ hồ. Người ta chỉ biết thân mẫu ông là bà Lê Thị Chiêm, người làng Quang Liệt huyện Thanh Ðàm (nay là Thanh Liệt, Hà Nội) Còn thân phụ ông chẳng ai biết húy danh và lai lịch, chỉ biết là người phương xa đến tạm trú ở quê vợ và sau đó ra đi biệt tích (có tài liệu nói người Hoa , họ Chu phiêu bạt từ TQ sang ). Thuở nhỏ, có lẽ ông được hấp thụ Khổng giáo từ thân phụ, sau đó ông đọc sách và tự học hỏi lấy. Theo tài liệu xưa nhất trong Nam Ông Mộng Lục của Lê Trừng (Hồ Nguyên Trừng, con trai trưởng của Hồ Quý Ly, thế kỷ XV) cho biết ông là người điềm đạm, ít ham muốn và không đi thi. Vì không có cha và được mẹ tảo tần nuôi dưỡng chăm lo cho ông đèn sách, đó là sự kiện bất thường trong xã hội Việt Nam thời đó nên ông mang mặc cảm và có ấn tượng không tốt với những người trong làng xóm. Ông không đi thi để mong đỗ đạt làm quan như các sĩ tử khác mà mong đạt tâm nguyện làm thầy.Sau này khi ông làm chức quan Tư Nghiệp trong Quốc Tử Giám để dạy vua (chức vụ này không liên hệ đến triều chính) không phải do việc thi đỗ mà qua sự dạy học nổi tiếng của ông. Trong xã hội Nho giáo, địa vị ông thầy được trọng vọng hạng nhì sau vua và trên ông cha trong ba ngôi "Quân, Sư, Phụ". Ðó là lý do ông chọn nghề dạy học suốt 40 năm trong cuộc đời ông.

Ông chọn đất mở trường ở ranh giới hai làng Quang Liệt và làng Cung Hoàng thuộc huyện Quang Ðàm rất gần kinh đô Thăng Long (khoảng một dặm đường), trên gò đất cao, trước một đầm nước trong, trường được đặt tên là trường Huỳnh Cung.

Ngày dạy học, đêm ông nghiền ngẫm ý tứ, chữ nghĩa kinh sách và đem điều hiểu biết của mình trao truyền cho học trò. Ông nổi tiếng là ông thầy dạy giỏi và nghiêm khắc với học trò. Học trò ông rất đông và có nhiều người đỗ đạt danh vọng như Phạm Sư Mạnh, Lê Quát đã làm đến Hành Khiển, Tả Bộc Xạ mà vẫn thường lui tới thăm thầy, giữ lễ sụp lạy bên giường của thầy. Kẻ nào làm điều trái khuấy ông quở trách thậm tệ. Nhờ sự tận tâm giảng dạy, và trường gần kinh đô nên tiếng tăm của ông vang tới tai vua Trần Minh Tông và ông được vời vào kinh đô làm chức Tư Nghiệp Quốc Tử Giám (một chức quan nhỏ, không nằm trong triều chính, chỉ để dạy kèm vua học) dạy hai đời vua Hiển Tông và Dụ Tông. Nhưng dưới hai triều vua Hiển Tông rồi Dụ Tông nhà Trần bắt đầu suy vi, nhà vua đam mê tửu sắc, ăn chơi trác táng, trong triều đình nịnh thần ra sức đục khoét. Loạn lạc nổi lên khắp nơi. Chiêm Thành và Ai Lao khuấy phá biên giới. Ông dâng sớ lên vua Trần Dụ Tông xin chém 7 nịnh thần. Sau đó ông treo ấn từ quan về ở ẩn núi Chí Linh và tại đó ông tiếp tục mở trường dạy học. Ðến khi nghe vua Trần Nghệ Tông lên ngôi, ông có trở lại kinh đô để mừng vua mới xong lại trở về Chí Linh. Cuối đời, ông không trở về quê mẹ mà an giấc ngàn thu tại Chí Linh năm 1370.

Sau khi ông mất, ông được vua Trần Nghệ Tông truy tặng cho thụy danh là Văn Trinh và cho thờ trong Văn Miếu sau Khổng Tử. Ngoài Văn Miếu ở kinh đô, ông còn được các môn đệ của ông lập đền thờ tại các nơi làng Quang Liệt, trường học Huỳnh Cung và ở núi Chí Linh. Ðối với đời sau, trong thời kỳ Nho giáo độc tôn và thịnh hành, ông được tán dương như một vị thầy vĩ đại, chỉ sau ông Khổng Phu Tử. Theo tương truyền, ông đã viết nhiều tác phẩm ngoài Thất Trảm Sớ (sớ xin chém 7 nịnh thần) còn có Tứ Thư Thuyết Ước, Y Học Yếu Giải, Quốc Ngữ Thi Tập, và Tiều Ẩn Thi Tập. Nhưng hiện nay chỉ còn lại 12 bài thơ được lưu truyền. Có lẽ tất cả tác phẩm của ông cùng với nhiều tác phẩm văn hóa Việt bị nhà Minh thiêu hủy và đem về Tàu trong thời gian đô hộ Việt Nam.



II. Về tư tưởng Chu Văn An

Chu Văn An được sinh ra và lớn lên trong ánh hào quang ba lần thắng trận quân Mông Cổ vẻ vang của dân tộc. Xã hội ta từ Hùng Vương đến Lý, Trần là một xã hội khoan dung, rộng mở, chấp nhận các học thuyết, các tôn giáo do kẻ cai trị đem lại. Nhưng qua thời gian tổ tiên chúng ta đã tôi luyện, dung hóa thành cái của Việt Nam và mang đặc tính dân tộc. Có lẽ ông Chu Văn An cũng được tắm gội trong nền văn hóa ấy. Nhưng ông là người kín đáo, ít nói, lại không thích đi thi để làm quan. Ông chỉ thường giao du với quan Tư Ðồ Trần Nguyên Ðán (ông ngoại Nguyễn Trãi). Tác phẩm của ông lại không còn nên người ta khó biết được tư tưởng của ông một cách đích xác. Qua bài thơ chúc mừng ông của Trần Nguyên Ðán, chúng ta được biết ông là người sùng tín đạo Nho và tôn trọng đạo Lão.

Học hải hối loan tục tái thuần
Thượng tướng sơn đẩu đắc tư nhân
Cùng kinh bác sử công phu đại
Kính lão sùng Nho chính hóa tân.

nghĩa:

Bể học quang triều sóng, phong tục lại trở nên thuần mỹ
Mở trường học gặp người chính đáng như sao Bắc đẩu trên núi cao
Người ấy xem hết kinh sử, công phu lớn
Vừa tôn trọng đạo Lão, vừa sùng tín đạo Nho,
nên chính trị trong nước mới tiến bộ.
(Thảo Ðường Di Tập - Lê Quý Ðôn)

Chúng ta được biết cuốn Tứ Thư Thuyết Ước không được lưu truyền và có lẽ đã thất lạc dưới thời nhà Minh đô hộ. Nội dung cuốn Tứ Thư Thuyết Ước chẳng có ai biết được. Nhưng đời sau cho rằng cuốn Tứ Thư được Chu Văn An sửa đổi để phù hợp với phong tục tập quán của người Việt. Dầu sao khi sửa đổi cuốn Tứ Thư, về cơ bản Chu Văn An đã chấp nhận Tống Nho mà xa rời Nho giáo thời Khổng Tử, vì danh từ Tứ Thư là sản phẩm của Tống Nho. Ngay như tư tưởng của hai người học trò của ông là Phạm Sư Mạnh và Lê Quát, làm đến chức Hành Khiển, Tả Bộc Xạ là các chức quan cao trong triều đình đều là những người có tinh thần cực đoan, muốn thiết lập một xã hội rập khuôn theo Tàu: trên là vua, con trời nhận mệnh lệnh Thiên Ðế cai quản thần dân, dưới là quan lại là kẻ bầy tôi (tôi tớ của vua) vâng mệnh vua và là "phụ mẫu chi dân".

Chu Văn An (còn gọi là Chu An) người thôn Văn, Xã Quang Liệt, nay là Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội (quê mẹ). Theo Đăng khoa học bổ dị, từ 14, ông thi đậu Thái học sinh (như tiến sĩ) nhưng không ra làm quan. Ông mở trường dạy học trên một cánh đồng tại làng Huỳnh Cung, giáp với thôn Văn. Học trò của ông rất đông, nhiều người thành đạt như Phạm Sư Mạnh, tể tướng đời Trần Dụ Tông, Lê Bá Quát làm thượng thư.

Ông dạy học rất nghiêm, lấy mình làm gương mẫu cho học trò noi theo. Tể tướng Phạm Sư Mạnh, Thượng thư Lê Bá Quát, những khi về trường thăm thầy, được thầy khuyên bảo, khen chê đều rất phấn khởi.

Tài đức của Chu Văn An đến tai nhà vua. Trần Minh Tông (1300 - 1357) mời ông ra làm tư nghiệp trường Quốc Tử Giám (như phó giám đốc trường đại học) và dạy thái tử học. Thái tử Vượng lúc đó mới khoảng 5 - 6 tuổi. Cho nên ông giảng dạy ở Quốc Tử Giám là chính. 10 tuổi, thái tử Vượng lên ngôi (Trần Hiếu Tông). Vượng mất, Dụ Tông (1336 - 1369) lên nối ngôi khi mới 8 tuổi. Minh Tông vẫn làm Thượng hoàng đến năm 1457 thì mất, chính sự từ đó đổ nát. Dụ Tông trở nên hư đốn, suốt ngày cờ bạc rượu chè. Ông ta thường gọi bọn nhà giàu vào cung đánh bạc; bắt các quan thi uống rượu, ai uống được 100 thăng (chén to) thì thưởng cho hai trật; bắt các công chúa, vương hầu phải hát tuồng trong cung v.v... Chu Văn An nhiều lần khuyên can nhưng không được. Ông dâng sớ xin chém 7 tên nịnh thần. Dụ Tông không nghe. Ông bèn trả lại áo mũ, từ quan về quê.

Chu Văn An ở nhà ít lâu, rồi đi chơi đây đó. Đến vùng Chí Linh, Hải Dương thấy thắng cảnh đẹp, ông liền dựng nhà ở núi Phượng Hoàng, thuộc làng Kiệt Đắc. Ông lấy hiệu là Tiều Âấn và mở trường dạy học, sống một cuộc đời thanh đạm.

Sau đó, Dương Nhật Lễ cướp ngôi nhà Trần. Hoàng tử Phủ con Trần Minh Tông đánh tan được bọn Nhật Lễ, lên ngôi (Nghệ Tông). Chu Văn An từ Chí Linh chống gậy ra mừng vua. Trần Nghệ Tông (1320 - 1394) muốn mời ông ra tham dự việc triều chính nhưng ông từ chối. Bà hiến Từ hoàng thái hậu đã nói một câu chí lí: "Người ấy là bậc cao sĩ, thanh thiết, nhà vua không thể bắt làm bầy tôi được đâu...". Vua thưởng cho mũ áo, ông nhận và lạy tạ nhưng đem về cho người khác. Ông vui sống với học trò ở núi Phượng Hoàng, rồi mất vào khoảng cuối tháng 11-1370, thọ 78 tuổi (theo Đại Việt sử ký toàn thư).

Trong quá trình dạy học, Chu Văn An đã soạn ra bộ Tứ thư thuyết ước. Theo tên sách ta có thể biết đây là tập giáo trình đầu tiên bàn về bốn quyển sách qui định trong chương trình giảng dạy: Đạ học, Trung Dung, Luật Ngữ và Mạnh Tử. Tiếc thay tập giáo trình này đã bị nhà Minh lấy mất. Nếu còn bộ sách, chúng ta sẽ hiểu cụ thể quan điểm của ông. Ơở miếu thờ Chu Văn An ở làng Huỳnh Cung còn ghi lời của Bùi Huy Bích (1744 - 1802) có đoạn, tạm dịch: Kính nghĩ phu tử, tinh thông về lý học, khi ra đời (xuất thế) cũng vì Lễ, khi ở ẩn (thoái ẩn) cũng vì nghĩa. Những học trò của ngài đã đem bày tỏ rõ ràng được đạo Nho, chống lại tà thuyết, gạt bỏ mê tín. Phong thái và ảnh hưởng của ngài dù đến trăm năm sau cũng cảm thấy như chính mình đang ở gần ngài. Trong Kinh thi, chẳng đã có câu: Núi cao, ngửa trông thấy càng cao, đường lớn càng đi càng thấy xa...

Chu Văn An là chủ xướng 4 quan điểm sau:

  • Cùng lý: bàn cãi cho biết lý lẽ của sự vật.
  • Chính tâm: luôn luôn giữ lòng mình cho chính, không làm điều gì trái với lương tâm.
  • Tịch tà: chống lại tà thuyết, những điều nhảm nhí.
  • Cự bí: đấu tranh vượt mọi khó khăn, chống lại những sự việc làm hại đến nhân tâm.
  • ở bốn quan điểm này, chúng ta thấy Chu Văn An quan tâm đầy đủ cả hai mặt trí dục và đức dục, học và hành.

Chu Văn An là một nhà giáo tài đức trọn vẹn, có đóng góp to lớn với đất nước và đạo học. Có thể coi ông là nhà giáo dục học đầu tiên của Việt Nam vì có nhiều trò giỏi và những công trình biên soạn lớn. Bốn câu thơ sau đây của Đặng Minh Khiêm (nhà vịnh sử đời Lê) có lẽ đã tóm tắt được một phần cuộc đời và con người của ông. Tạm dịch như sau:

Sớ thất trảm xong rồi, treo mũ từ quan
Trên núi Chí Linh tiên sinh đã vẹn tiết của mình rất thong thả,
Phong thái trong sạch và tiết tháo cứng rắn của tiên sinh từ nghìn xưa cũng hiếm có
Lòng ngưỡng mộ tiên sinh của các sĩ phu ngun ngút như đỉnh núi Thái Sơn.

(sưu tầm)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cảm ơn bạn đã ghé thăm trang Những điều nhỏ bé, rất hân hạnh được đọc những lời chia sẻ chân tình của bạn. Chúc bạn luôn thành đạt và hạnh phúc trong cuộc sống.