Những vấn đề sau đây có thể coi là điều cấm kị khi các bạn "buôn dưa lê" ở chỗ làm. Nếu không cảnh giác, có thể bạn sẽ bị nghỉ việc như chơi.
1. Tôn giáo
Bạn không nên bày tỏ lòng ngưỡng mộ tôn giáo của mình tại nơi làm việc cũng như những suy nghĩ của riêng bạn về các nền tôn giáo khác. Cũng đừng dè bỉu hay lấy tín ngưỡng của người khác ra làm trò cười. Đây là vấn đề rất cá nhân và hết sức nhạy cảm.
2. Chính trị
Lại là vấn đề nhạy ảm nữa, đặc biệt là trong giai đoạn bầu cử. Thử tưởng tượng xem trong khi bạn đang thao thao bất tuyệt để bảo vệ chính kiến chính trị của mình thì sếp bỗng nhiên xuất hiện và lại đứng về phe kia. Bạn sẽ phải làm sao đây?
3. Đời sống “chăn gối”
Chẳng có lý do gì khiến bạn phải đề cập đến vấn đề này cả bởi không ai quan tâm đến nó cả. Họ chỉ thích nghe nó vì tò mò mà thôi. Sau đó, có thể họ sẽ đem nó ra làm cho cười khi không có bạn. Nếu bạn là một nữ nhân viên thích nói chuyện *S*, rất có thể bạn sẽ trở thành đối tượng của những kẻ thích quấy rối tình dục.
4. Chuyện gia đình
Khi bạn đang mải mê tâm sự, rất có thể người đối diện đang chán ngấy và muốn quay lại với công việc. Quanh đi quẩn lại, ngày nào bạn cũng nói ngần ấy chuyện: con, cơm nước, chợ búa, chồng,...
Nói về những rắc rối trong gia đình mình chính là hành động “vạch áo cho người xem lưng”. Rắc rối sẽ còn lớn hơn nếu bạn đang ở vị trí cao tại công ty.
5. Những dự định nghề nghiệp
Nói về những dự định trong tương lai như mong muốn được “leo” lên vị trí cao hơn sẽ khiến sếp và đồng nghiệp dè chừng bạn.
6. Vấn đề sức khoẻ
Đừng dại dột tiết lộ những tiền sử bệnh tật của mình cho mọi người biết. Chẳng ai thích giao việc cho người hay ốm đau. Họ cũng không thích ngồi gần, thậm chí ngồi cùng phòng, với một người có tiền sử bệnh truyền nhiễm.
(sưu tầm)
1. Tôn giáo
Bạn không nên bày tỏ lòng ngưỡng mộ tôn giáo của mình tại nơi làm việc cũng như những suy nghĩ của riêng bạn về các nền tôn giáo khác. Cũng đừng dè bỉu hay lấy tín ngưỡng của người khác ra làm trò cười. Đây là vấn đề rất cá nhân và hết sức nhạy cảm.
2. Chính trị
Lại là vấn đề nhạy ảm nữa, đặc biệt là trong giai đoạn bầu cử. Thử tưởng tượng xem trong khi bạn đang thao thao bất tuyệt để bảo vệ chính kiến chính trị của mình thì sếp bỗng nhiên xuất hiện và lại đứng về phe kia. Bạn sẽ phải làm sao đây?
3. Đời sống “chăn gối”
Chẳng có lý do gì khiến bạn phải đề cập đến vấn đề này cả bởi không ai quan tâm đến nó cả. Họ chỉ thích nghe nó vì tò mò mà thôi. Sau đó, có thể họ sẽ đem nó ra làm cho cười khi không có bạn. Nếu bạn là một nữ nhân viên thích nói chuyện *S*, rất có thể bạn sẽ trở thành đối tượng của những kẻ thích quấy rối tình dục.
4. Chuyện gia đình
Khi bạn đang mải mê tâm sự, rất có thể người đối diện đang chán ngấy và muốn quay lại với công việc. Quanh đi quẩn lại, ngày nào bạn cũng nói ngần ấy chuyện: con, cơm nước, chợ búa, chồng,...
Nói về những rắc rối trong gia đình mình chính là hành động “vạch áo cho người xem lưng”. Rắc rối sẽ còn lớn hơn nếu bạn đang ở vị trí cao tại công ty.
5. Những dự định nghề nghiệp
Nói về những dự định trong tương lai như mong muốn được “leo” lên vị trí cao hơn sẽ khiến sếp và đồng nghiệp dè chừng bạn.
6. Vấn đề sức khoẻ
Đừng dại dột tiết lộ những tiền sử bệnh tật của mình cho mọi người biết. Chẳng ai thích giao việc cho người hay ốm đau. Họ cũng không thích ngồi gần, thậm chí ngồi cùng phòng, với một người có tiền sử bệnh truyền nhiễm.
(sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Cảm ơn bạn đã ghé thăm trang Những điều nhỏ bé, rất hân hạnh được đọc những lời chia sẻ chân tình của bạn. Chúc bạn luôn thành đạt và hạnh phúc trong cuộc sống.