Trong quá trình phát triển tâm hồn của bé, những lời nói của mẹ đóng một vai trò hết sức quan trọng. Duới đây là 10 câu nói đặc biệt mà bạn có thể tham khảo.
1. Mẹ yêu con!
Tất nhiên là bạn yêu con bạn rồi. Nhưng một lời nói dịu dàng trong một khung cảnh thích hợp hẳn sẽ làm con của bạn rất hạnh phúc và chẳng thể nào quên.
2. Con của mẹ ngoan lắm!
Có thể vì lý do chủ quan hoặc nghiêm khắc, bạn hay thấy con mình có nhiều tật xấu, nhưng thay vì "ghi khắc" những tật đó để có dịp la rầy con thì tốt hơn hết hãy nêu những ưu điểm của con để chúng phát huy.
3. Bạn ấy giỏi và con cũng rất giỏi!
Một lời khen thái quá sẽ khiến trẻ dễ tự đề cao mình và là tiền đề để chúng mắc bệnh tự kỷ. Nhưng một lời khen kịp lúc sẽ kích thích sự phát triển và phấn đấu của trẻ.
4. Con tự đứng lên được mà, không sao đâu!
Trẻ con ngã là chuyện thường xuyên. Đừng vội xuýt xoa “Con có sao không? Con đau chỗ nào?"... Hãy bình tĩnh quan sát (nếu con ngã không quá nặng) và động viên con tự đứng lên.
5. Mẹ ghi nhận ý kiến của con, nhưng để mẹ bàn với bố xem sao!
Tự nhiên con bạn đòi một thứ gì đó, một món đồ chơi chẳng hạn. Nếu bạn không thích thì cũng đừng vội dập tắt ngay lòng ham muốn của con. Hãy “hoãn binh” với chúng bằng câu nói trên.
6. Dạ, có mẹ đây!
Bạn đừng cho là ngược đời. Nhất là khi trẻ vừa biết nói, hãy tạo cho trẻ có những ấn tượng về những ngôn từ đầu tiên mà nó sẽ phải nói thường xuyên, như dạ, thưa, vâng... Đầu óc non nớt của trẻ sẽ cảm nhận được ngay rằng: mẹ còn dạ với mình thì tất nhiên phải “dạ” khi mẹ gọi thôi!
7. Cảm ơn con!
Con giúp bạn một điều gì đó, câu đầu tiên bạn nên nói là lời cảm ơn. Điều đó sẽ làm cho trẻ cảm thấy mình trở nên quan trọng và kích thích chúng “nhiệt tình” làm những việc khác. Lời cảm ơn còn giúp chúng có thói quen cảm ơn khi được ai đó giúp đỡ.
8. Con có muốn giỏi giống bố không?
Hầu hết các đứa trẻ đều muốn mình giỏi như ba hoặc mẹ. Tất nhiên, điều này buộc các bạn phải thực sự gương mẫu với con cái.
9. Mẹ cũng nghĩ vậy!
Trẻ thường chia sẻ với bạn về một vấn đề nào đấy. Tốt hơn hết hãy chia sẻ, đồng tình với chúng. Nếu thấy con sai thì sau đó nhẹ nhàng uốn nắn, đại loại: “Hồi nhỏ mẹ cũng nghĩ vậy, nhưng lớn nên mẹ lại thấy khác…” hoặc “Con nghĩ đúng đó,nhưng ngoài ra, điều đó còn...”...
10. Mẹ xin lỗi con!
Bạn cũng có thể mắc lỗi lắm chứ. Chẳng hạn quên làm việc gì cho con, hoặc làm sai. Đừng ngại nói lời xin lỗi và phải sớm tìm cách khắc phục. Điều đó khiến cho trẻ có thói quen xin lỗi khi có lỗi.
Theo Phụ nữ
1. Mẹ yêu con!
Tất nhiên là bạn yêu con bạn rồi. Nhưng một lời nói dịu dàng trong một khung cảnh thích hợp hẳn sẽ làm con của bạn rất hạnh phúc và chẳng thể nào quên.
2. Con của mẹ ngoan lắm!
Có thể vì lý do chủ quan hoặc nghiêm khắc, bạn hay thấy con mình có nhiều tật xấu, nhưng thay vì "ghi khắc" những tật đó để có dịp la rầy con thì tốt hơn hết hãy nêu những ưu điểm của con để chúng phát huy.
3. Bạn ấy giỏi và con cũng rất giỏi!
Một lời khen thái quá sẽ khiến trẻ dễ tự đề cao mình và là tiền đề để chúng mắc bệnh tự kỷ. Nhưng một lời khen kịp lúc sẽ kích thích sự phát triển và phấn đấu của trẻ.
4. Con tự đứng lên được mà, không sao đâu!
Trẻ con ngã là chuyện thường xuyên. Đừng vội xuýt xoa “Con có sao không? Con đau chỗ nào?"... Hãy bình tĩnh quan sát (nếu con ngã không quá nặng) và động viên con tự đứng lên.
5. Mẹ ghi nhận ý kiến của con, nhưng để mẹ bàn với bố xem sao!
Tự nhiên con bạn đòi một thứ gì đó, một món đồ chơi chẳng hạn. Nếu bạn không thích thì cũng đừng vội dập tắt ngay lòng ham muốn của con. Hãy “hoãn binh” với chúng bằng câu nói trên.
6. Dạ, có mẹ đây!
Bạn đừng cho là ngược đời. Nhất là khi trẻ vừa biết nói, hãy tạo cho trẻ có những ấn tượng về những ngôn từ đầu tiên mà nó sẽ phải nói thường xuyên, như dạ, thưa, vâng... Đầu óc non nớt của trẻ sẽ cảm nhận được ngay rằng: mẹ còn dạ với mình thì tất nhiên phải “dạ” khi mẹ gọi thôi!
7. Cảm ơn con!
Con giúp bạn một điều gì đó, câu đầu tiên bạn nên nói là lời cảm ơn. Điều đó sẽ làm cho trẻ cảm thấy mình trở nên quan trọng và kích thích chúng “nhiệt tình” làm những việc khác. Lời cảm ơn còn giúp chúng có thói quen cảm ơn khi được ai đó giúp đỡ.
8. Con có muốn giỏi giống bố không?
Hầu hết các đứa trẻ đều muốn mình giỏi như ba hoặc mẹ. Tất nhiên, điều này buộc các bạn phải thực sự gương mẫu với con cái.
9. Mẹ cũng nghĩ vậy!
Trẻ thường chia sẻ với bạn về một vấn đề nào đấy. Tốt hơn hết hãy chia sẻ, đồng tình với chúng. Nếu thấy con sai thì sau đó nhẹ nhàng uốn nắn, đại loại: “Hồi nhỏ mẹ cũng nghĩ vậy, nhưng lớn nên mẹ lại thấy khác…” hoặc “Con nghĩ đúng đó,nhưng ngoài ra, điều đó còn...”...
10. Mẹ xin lỗi con!
Bạn cũng có thể mắc lỗi lắm chứ. Chẳng hạn quên làm việc gì cho con, hoặc làm sai. Đừng ngại nói lời xin lỗi và phải sớm tìm cách khắc phục. Điều đó khiến cho trẻ có thói quen xin lỗi khi có lỗi.
Theo Phụ nữ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Cảm ơn bạn đã ghé thăm trang Những điều nhỏ bé, rất hân hạnh được đọc những lời chia sẻ chân tình của bạn. Chúc bạn luôn thành đạt và hạnh phúc trong cuộc sống.